
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68
-
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
-
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách
-
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay
-
Không đấu giá quyền khai thác một số khu vực khoáng sản nước khoáng tại Kim Bôi, Hòa Bình -
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
![]() |
Cho dù thế nào, kinh tế Việt Nam cũng như thế giới sẽ bước vào một năm mới với nhiều kỳ vọng, nhiều nỗ lực và nhiều mối quan tâm trong hành trình phục hồi. Cơ hội, thách thức luôn song hành, đan xen và sẽ dành cho những người tận dụng được cơ hội một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Có thể, sự xuất hiện của biến chủng Omicron đang khiến sự phục hồi kinh tế thế giới trở nên bất định, không đồng đều và thận trọng hơn, nhưng xu hướng phục hồi là rõ nét, đang được dẫn dắt bởi các nền kinh tế hàng đầu và cũng là đối tác lớn, quan trọng của Việt Nam.
Trong bối cảnh chung, nền kinh tế Việt Nam cũng đang bắt đầu trỗi dậy sau “cơn bão” Covid-19. Mặc dù tốc độ tăng trưởng năm 2021 thấp nhất trong giai đoạn 2011-2021 (chỉ đạt 2,58%), nhưng chứa đựng những nỗ lực vượt bậc, kiên cường, tấm lòng bao dung và khát vọng vươn lên của cả nước.
Chưa bao giờ, các con số thống kê lại mang lại nhiều cảm xúc đến vậy. Đó là tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2021 lập đỉnh với 668,5 tỷ USD; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng; 81% doanh nghiệp ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ ổn định và tốt hơn trong quý đầu năm 2022 so với thời điểm cuối năm 2021… Câu hỏi “nền kinh tế Việt Nam có thể bắt nhịp với xu hướng phục hồi của thế giới hay không?” đã được trả lời một phần.
Thực tế, thế giới đang rất quan tâm đến Việt Nam. Có thể thấy rõ sự quan tâm của giới đầu tư, kinh doanh quốc tế với các chuyến thăm, làm việc cấp cao với lịch trình dày đặc của những người đứng đầu đất nước tới các quốc gia lớn diễn ra dồn dập trong những tháng cuối năm.
Các đối tác lớn cần Việt Nam từ lợi ích của chính họ với một nền kinh tế đang phát triển, có độ mở lớn, có thị trường nội địa, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh, vị trí địa chính trị thuận lợi cho các mối giao thương, kết nối, cho xu hướng chuyển dịch dòng vốn, chuyển dịch chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, trong xu thế phát triển xanh, phát triển bền vững và chuyển đổi số.
Nhìn ở góc độ cơ hội phục hồi và phát triển trong năm 2022 của nền kinh tế, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì mối quan tâm của các đối tác lớn, tiềm năng của đất nước và sự gia tăng dòng vốn FDI của các nhà đầu tư hiện hữu đang mở ra không gian đầy hấp dẫn. Nhưng Việt Nam không chỉ muốn giải bài toán lạc nhịp, mà muốn bắt nhịp với tốc độ cao hơn, với chất lượng cao hơn, tận dụng cơ hội để có mặt trong nhóm nước công nghiệp hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, năm cuối của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025. Cũng bởi vậy, chỉ tiêu tăng trưởng GDP trước mắt phải đạt là 6 - 6,5% trong năm 2022.
Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ muốn trở lại, đứng lên, mà đang nỗ lực thay đổi từ tư duy đến hành động, để vững vàng trong thị trường toàn cầu ngay tại quê hương, nhất là khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đang nối dài thêm các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Từng người dân Việt Nam không muốn bị bỏ lại phía sau trong xu thế của công nghệ số, của lối sống xanh…
Đang có nhiều câu hỏi cần trả lời vào lúc này. Đó là chúng ta sẽ làm gì, làm như thế nào trong không gian đang rộng mở, tốc độ thay đổi nhanh? Chúng ta sẽ ứng xử như thế nào với những bất cập, điểm yếu đang lộ rõ sau “cú sốc” Covid-19 liên quan tới thể chế, quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp và thói quen sống? Chúng ta sẽ ứng xử thế nào với nhiều vấn đề mới, chưa từng có tiền lệ, đòi hỏi năng lực quản trị, năng lực thích ứng?...
Chấp nhận thay đổi, sẵn sàng thay đổi, tích cực học hỏi để thay đổi có lẽ vẫn là việc cần làm ngay để năm 2022 là điểm bắt đầu cho quá trình phục hồi và phát triển của kinh tế Việt Nam.

-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68
-
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật
-
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách
-
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh
-
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay -
Tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần XI vào tháng 12/2025 -
Không đấu giá quyền khai thác một số khu vực khoáng sản nước khoáng tại Kim Bôi, Hòa Bình -
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Sửa 7 luật lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách: Mở rộng chỉ định thầu, tăng ưu đãi đầu tư, thuế, hải quan -
Hôm nay, Quốc hội quyết bổ sung ngân sách chi trả chế độ sau sắp xếp bộ máy -
Hợp tác Hải quan Việt Nam - Hoa Kỳ trong ngăn chặn chuyển tải bất hợp pháp
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025