
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nửa đầu năm, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức, chịu “tác động kép” từ biến động bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế đã tích tụ, kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn trong khó khăn.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất - kinh doanh, các ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, có 10/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra.
Cụ thể, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân, mục tiêu đặt ra là 4,5%, nhưng khả năng đạt được của năm nay là 3,5%, đạt mục tiêu đề ra.
![]() |
Sản xuất công nghiệp gặp khó đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. |
Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, CPI tháng 8/2023 tăng 2,96% so với cùng kỳ, bình quân 8 tháng tăng 3,1%. Như vậy, tốc độ tăng CPI tiếp tục xu hướng giảm. Cụ thể, CPI bình quân từ đầu năm đến nay nếu như tháng 1 tăng 4,89%; 2 tháng tăng 4,6%; quý I tăng 4,18%; 4 tháng tăng 3,84%; thì 5 tháng tăng 3,55%; 6 tháng tăng 3,29%; và 7 tháng tăng 3,12%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng là một trong những chỉ số đạt kế hoạch đề ra. Cụ thể, mục tiêu đề ra là 68%, thì ước thực hiện cũng đạt 68%.
Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp lao động thành thị, mục tiêu là dưới 4%, dự kiến đạt mức 2,76%. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn đa chiều) mục tiêu là 1-1,5 điểm phần trăm, khả năng đạt được 1,1 điểm phần trăm.
Các chỉ tiêu khác đạt mục tiêu đề ra là số bác sĩ trên 10.000 dân; số giường bệnh trên 10.000 dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn và tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
Trong khi đó, dự báo có 4 chỉ tiêu kế hoạch không đạt mục tiêu đề ra. Cụ thể, với chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, mục tiêu đặt ra là 4.400 USD, nhưng có thể chỉ đạt được 4.337 - 4.378 USD.
Tương tự, chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP cũng không đạt. Mục tiêu là 25,4 - 25,8%, nhưng có thể sẽ chỉ đạt 23,8 - 23,9%.
Trong khi đó, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động, cũng như chỉ tiêu tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội cũng dự kiến không đạt.
Kinh tế khó khăn, sản xuất công nghiệp sụt giảm chính là một trong những nguyên nhân căn bản khiến các chỉ tiêu nói trên không đạt mục tiêu đề ra.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chỉ số sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp tháng Tám tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tăng lần lượt là 4,5% và 3,5% (tháng Bảy tăng 4,2% và 2,6%); nhiều địa bàn công nghiệp trọng điểm phục hồi tích cực hơn hoặc duy trì đà tăng nhanh.
Đặc biệt, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng Tám đã lần đầu tiên kể từ tháng Ba đến nay vượt trên 50 điểm. Điều này cho thấy sản xuất có dấu hiệu cải thiện; sản lượng, số lượng đơn hàng mới tăng.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp tăng, nhưng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, còn chậm. Chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp 8 tháng vẫn giảm 0,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2022 tăng 10,1%).
Sản xuất công nghiệp sụt giảm đã ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, tăng trưởng GDP hiện chưa đạt mục tiêu đề ra. Quý II tuy tích cực hơn quý I nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, tính chung 6 tháng mới tăng 3,72%, thấp hơn kịch bản Chính phủ đề ra (6,2%).
Điều này đang đặt áp lực lên mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế trong năm nay. Chính vì thế, với riêng mục tiêu tăng trưởng kinh tế (6,5%), Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sẽ phấn đấu đạt mức cao nhất có thể.

-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower