-
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị -
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng
Chiều 27/11, tại TP.HCM, Báo Đầu tư tổ chức Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2024 (M&A Vietnam Forum 2024) lần thứ 16 - với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ”.
Hoạt động M&A góp phần đa dạng hóa thu hút vốn đầu tư
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm nhận định, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa hoạt động thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Diễn đàn M&A Việt Nam 2024 với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ” được tổ chức khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024 và chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội thông qua.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết, tình hình kinh tế - xã hội 2024 đã cơ bản phục hồi, và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực; ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tăng trưởng GDP ước đạt 6,8 - 7%. Từ đó, tạo nền tảng quan trọng để bước vào năm 2025 với khí thế, niềm tin vào sự tăng tốc, bứt phá của nền kinh tế.
Trong thành tựu chung của nền kinh tế trong năm 2024, thu hút đầu tư nước ngoài là một điểm sáng. Trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã thu hút được gần 27,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (tăng 1,9% so với năm trước), thực hiện khoảng 19,6 tỷ USD (tăng 8,8%).
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phát biểu tại diễn đàn M&A Vietnam Forum 2024. |
Đáng chú ý, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng như sản xuất pin, tế bào quang điện, sản xuất linh kiện... được đầu tư mới hoặc mở rộng vốn. Đặc biệt, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để nắm bắt cơ hội không thể tốt hơn trong thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp tiên phong như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch... và khẳng định mình đã sẵn sàng cho sự phát triển của các ngành này.
Tuy nhiên, qua theo dõi, thị trường M&A Việt Nam đang có xu hướng chậm lại khi 10 tháng năm 2024, chỉ có 2.669 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,68 tỷ USD, giảm 10,4% về số lượt và giảm 29% về giá trị so với cùng kỳ.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm do xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.
Trong khi thị trường M&A Việt Nam vẫn luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng, là nơi có thể đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng cũng như cơ hội đầu tư.
Kinh tế hồi phục, M&A sẽ nhộn nhịp
Đề cập đến Kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2025, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết, Quốc hội vừa thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, là năm cuối của nhiệm kỳ 2021 - 2025, là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, được xác định là năm bứt phá để về đích, tạo tiền đề đưa nền kinh tế Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Một trong những mục tiêu quan trọng năm 2025 là tăng trưởng GDP đạt 6,5 - 7%, phấn đấu đạt 7 - 7,5%. Chính phủ đang quyết tâm để đạt được cao hơn để thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong phục hồi và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Mục tiêu đặt ra là thách thức, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường, triển vọng kinh tế toàn cầu, cũng như các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu được dự báo còn nhiều khó khăn, rủi ro về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, các yếu tố về thể chế, pháp luật được hoàn thiện trong năm 2024 sẽ có tác động rõ nét hơn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế trong năm 2025. Tuy nhiên, khó khăn là không nhỏ.
Để thực hiện mục tiêu này, Quốc hội đã đưa ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2025, trong đó, có việc quyết liệt tháo gỡ thể chế, khắc phục điểm nghẽn.
“Tôi tin là, khi các giải pháp đề ra được thực hiện quyết liệt và hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam có thể tạo sự đột phá, tăng tốc để về đích trong năm 2025. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để chúng ta có thể tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư thông qua hình thức M&A nói riêng” Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm nhận định.
M&A Vietnam Forum 2024. |
Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đặc biệt là hoàn thiện Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về đầu tư, quy hoạch, đấu thầu, PPP, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian tới.
Các dự luật này có nhiều quy định mới, thể hiện sự đột phá trong tư duy xây dựng pháp luật từ tư duy quản lý sang quản lý và kiến tạo cho phát triển, từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” triệt để, thực hiện việc phân cấp, phân quyền. Các dự thảo Luật nhận được sự quan tâm, đồng thuận, ủng hộ cao của các cấp, đáp ứng kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp để tháo gỡ ngay những vướng mắc, điểm nghẽn, tạo đột phá cho phát triển.
Ngoài ra, trong năm 2024, dự kiến Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định về thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn. Cùng với các cơ chế hỗ trợ đầu tư đột phá, vượt trội, cũng như việc áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt đối với các dự án quy mô lớn, trong các lĩnh vực công nghệ cao, R&D, bán dẫn, AI... đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dự báo cũng sẽ tăng tốc, với nhiều dự án quy mô lớn.
Cùng với các dự luật nói trên, cộng hưởng với việc sửa đổi và thực thi các thể chế, chính sách khác, như các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả, bền vững.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 65 dự án bất động sản, với số vốn đầu tư 129.000 tỷ đồng đang gặp vướng mắc về pháp lý, nếu tháo gỡ được các dự án này sẽ có lượng vốn rất lớn đưa vào nền kinh tế. Và còn nhiều dự án ở các địa phương như TP.HCM khi tháo gỡ được pháp lý sẽ thu hút được các nhà đầu tư tham gia.
“Một khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, thì các hoạt động M&A sẽ được kích hoạt mạnh mẽ. Tôi tin rằng, thời gian tới, hoạt động M&A sẽ sớm phục hồi, nhộn nhịp trở lại và phát triển mạnh mẽ”, Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm nhận định.
-
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Hà Nội quyết liệt đẩy nhanh tỷ lệ giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 21A -
Khởi công dự án logistics phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại Cửa khẩu Hữu Nghị -
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung