
-
Ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng thẩm định độc lập về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc
-
Vũ Thư phấn đấu trở thành xã phát triển khá của tỉnh Hưng Yên vào năm 2030
-
Khánh Hòa thực hiện chính quyền không giấy, đánh giá cán bộ bằng KPI
-
Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I: Mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội bứt tốc -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thanh toán kinh phí chi trả chi phí tố tụng
Theo thống kê của Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến thời điểm ngày 12/9, trên cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến (có một số tỉnh chỉ học trực tuyến một số vùng, có tỉnh không giản cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến).
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn tiếp nhận ủng hộ tại Lễ phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em". |
Cụ thể, trong tổng số khoảng 7,35 triệu học sinh các cấp đang học trực tuyến thì hiện còn khoảng 1,5 triệu học sinh chưa có máy tính để phục vụ việc học.
Trước thực tế nêu trên, ông Lê Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” với mục tiêu hỗ trợ và cung cấp máy tính cho các em học sinh ở các vùng khó khăn, các vùng thực hiện giãn cách xã hội.
Chương trình“ Sóng và máy tính cho em” cũng hướng đến mục tiêu có sóng và có internet đến các hộ gia đình, có máy tính cho các em học sinh, có giá cước phù hợp cho các hộ gia đình, nhất là các hộ nghèo nhằm mang đến sự đổi thay một tương lai tốt hơn trong tương lai không xa.
Về mục tiêu cụ thể, trong năm 2021, Chương trình sẽ đảm bảo phủ sóng toàn bộ các điểm chưa kết nối internet trên toàn quốc; huy động 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên nghèo;
Miễn phí sử dụng các nền tảng dạy học trực tuyến; Miễn phí cước internet di động, các nền tảng dạy, hỗ trợ gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin. Và trong năm 2022 - 2023 Chương trình đặt mục tiêu huy động mọi nguồn lực trong xã hội để các em học sinh nghèo có máy tính để học trực tuyến.
Nhấn mạnh việc học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh là không thể tránh khỏi, vừa là giải pháp tạm thời, vừa là một phần của công việc chuyển đổi số để phát triển nền giáo dục hiện đại cho hiện tại và tương lai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn kỳ vọng sức lan tỏa từ Chương trình sẽ giúp đỡ được nhiều học sinh khó khăn và cũng là đòn bẩy để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục của nước ta.
Để không lãng phí nguồn lực đóng góp của cộng đồng tư lệnh ngành Giáo dục cam kết sẽ tiến hành nhiều giải pháp, yêu cầu các nhà trường điều chỉnh về phương pháp dạy và học, nội dung dạy và học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới; phù hợp với việc vừa triển khai dạy học trực tiếp, vừa triển khai dạy học trực tuyến cũng như dạy học trên truyền hình.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm học này ngành Giáo dục và Đào tạo cũng chú ý các biện pháp để hướng dẫn và hỗ trợ an toàn về sức khỏe cho học sinh học trực tuyến; hỗ trợ các biện pháp tâm lý để làm giảm thiểu các khó khăn của cha mẹ học sinh và học sinh trong quá trình học trực tuyến.
Đồng thời, phối hợp cùng với Bộ Y tế để triển khai sớm nhất việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho học sinh; triển khai mở cửa trường học một cách an toàn và sớm nhất.
Phát biểu tại Lễ phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng tất cả chúng ta, ai cũng phải ngậm ngùi khi dịch bệnh đã lấy đi ý nghĩa của tuổi thơ của trẻ em khi chưa được cắp sách tới trường hàng ngày, không được nghe tiếng trống trường, không được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô.
Nhiều nơi trẻ em phải học trực tuyến suốt 2 năm qua. Điều đó ảnh hưởng tới tâm lý, kiến thức và sự phát triển toàn diện của các trẻ, làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình.
Theo Thủ tướng, để thực hiện chủ trương "tạm dừng tới trường nhưng không dừng học", nhiều học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng xa mang sách vở, dựng lán trên đỉnh đồi để có sóng để học. Chưa kể, với các gia đình khó khăn, trẻ em còn thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì không có máy tính để học trực tuyến.
Do vậy Chương trình "Sóng và máy tính cho em" được phát động nhằm lan toả tinh thần nhân ái, “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái” và đại đoàn kết toàn dân tộc của dân tộc Việt Nam; truyền đi năng lượng tích cực, góp phần xây dựng xã hội tốt hơn trong kỷ nguyên số; để học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được tiếp cận giáo dục bình đẳng và những gì tốt đẹp nhất.
Ngoài mục đích nhân văn, theo người đứng đầu Chính phủ, Chương trình “Sóng và máy tính cho em” góp phần tiến tới phủ sóng internet ở những vùng còn chưa có sóng, nâng cao chất lượng sóng nhằm mục tiêu thực hiện ứng dụng khoa học trong giáo dục, nâng cao dân trí, mở mang tri thức xã hội, nhất là phát triển xã hội số, chuyển đổi số.
"Những điều to lớn đó phải bắt nguồn từ sự thay đổi ứng dụng công nghệ của mỗi cá nhân trong xã hội. Mỗi máy tính, mỗi khu vực có sóng trong điều kiện giải quyết tình thế góp phần gieo những hạt mầm để những hạt mầm đó lớn lên và tiếp tục lan toả tạo thành xã hội số, kinh tế số, tạo thành tình yêu thương trên mọi miền của đất nước ta", Thủ tướng nhấn mạnh.
Dù khẳng định tiếp cận máy tính và không gian mạng đối với trẻ em là một trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn, mở ra chân trời mới có nhiều kiến thức rộng lớn, bổ ích và lý thú nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng lưu ý nhà trường, giáo viên và phụ huynh cũng cần có biện pháp kiểm soát, tránh những nguy cơ không đáng có xảy đến với học sinh.
Được biết, đến thời điểm này, Chương trình đã tiếp nhận hơn 1 triệu máy tính, tương đương 2.350 tỉ đồng; Giá trị phủ sóng tương đương 3.000 tỉ đồng.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, “Sóng và máy tính cho em” là Chương trình lớn, có liên quan đến học sinh toàn quốc. Đây là chủ trương đúng đắn, nhân văn nên chỉ trong 5 ngày phát động, các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đã vào cuộc tích cực hưởng ứng.
Ngoài việc ưu tiên hỗ trợ máy tính, dịch vụ viễn thông đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi học trực tuyến, Chương trình còn nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
-
Ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng thẩm định độc lập về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc
-
Vũ Thư phấn đấu trở thành xã phát triển khá của tỉnh Hưng Yên vào năm 2030
-
Khánh Hòa thực hiện chính quyền không giấy, đánh giá cán bộ bằng KPI
-
Đại hội Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I: Mở ra giai đoạn phát triển mới
-
Kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội bứt tốc -
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về hàm, cấp ngoại giao -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thanh toán kinh phí chi trả chi phí tố tụng -
Hà Nội thúc tiến độ giải phóng mặt bằng cho 2 dự án đường sắt quốc gia -
Quảng Ngãi bàn giải pháp thúc phát triển kinh tế 6 tháng cuối năm -
Cần Thơ bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp -
Hưng Yên: Phường Trà Lý phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội ven sông Trà Lý
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng
-
Xuất hiện căn hộ 4 mặt view sông ngay mặt tiền Quốc lộ 13, giá chỉ từ 36,8 triệu đồng/m2
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp