-
Bắt đầu nước rút 525 ngày đêm thông tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Dự án chế biến nông sản hữu cơ tại Quảng Trị tiếp tục xin gia hạn tiến độ -
Trao gói thầu trị giá 1.105 tỷ đồng xây cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu -
Trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong năm 2024 -
9 tháng, Hải Dương đã hoàn thành mục tiêu thu hút đầu tư trong nước cả năm 2024 -
Giá trị thực hiện cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 đạt gần 39%
Sau khi rotor tổ máy 4 hạ thành công, các nhà thầu sẽ tập trung hoàn thành tiến độ các hạng mục khác để đáp ứng được mục tiêu phát điện tổ máy cuối cùng vào tháng 6/2017 |
Rotor máy phát tổ máy số 4 Thủy điện Trung Sơn nặng 250 tấn, đường kính 7,5 mét. Trước khi lắp đặt rotor, các nhà thầu đã hoàn thành lắp đặt tuabin, stator, cầu trục, hệ thống thiết bị nâng, thí nghiệm cách điện…
Đại diện Ban Quản lý dự án Thủy điện Trung Sơn cho biết, ngay sau khi rotor tổ máy 4 hạ thành công, các nhà thầu sẽ tập trung hoàn thành tiến độ các hạng mục khác để đáp ứng được mục tiêu phát điện tổ máy cuối cùng vào tháng 6/2017 và đưa toàn bộ công trình về đích vào tháng 8/2017.
Đây là dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới. Công trình do nhà thầu Samsung C&T và Công ty Cổ phần Xây dựng 47 thi công; Công ty AECOM (New Zealand) và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đông Á chịu trách nhiệm giám sát thi công.
Sau khi hoàn thành đi vào vận hành, Thủy điện Trung Sơn sẽ cung cấp khoảng hơn 1 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia, góp phần phát triển kinh tế đất nước cũng như thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương.
Thủy điện Trung Sơn là dự án thủy điện quy mô trung bình, được xây dựng trên dòng chính sông Mã thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam.
Vị trí công trình thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Nhà máy điện có công suất lắp đặt 260 MW, bao gồm 4 tổ máy sản xuất 1.018,61 triệu kWh hàng năm là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới điện quốc gia.
Đây là một dự án đa mục tiêu, vừa cung cấp điện vừa giúp kiểm soát lũ, đồng thời góp phần vào chương trình biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng cách tránh được lượng khí phát thải CO2.
Thuỷ điện Trung Sơn được thiết kế kỹ càng và có quá trình chuẩn bị dự án tuân theo các quy tắc thực hành tốt trên thế giới về khảo sát, thiết kế kỹ thuật, phân tích các phương án chọn lựa, giám sát, nghiên cứu, tính toán nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường, xã hội và an toàn đập.
Nhờ đó, dự án hạn chế tối thiểu nhất các tác động về môi trường, xã hội của tất cả các hoạt động thi công, vận hành liên quan. Đặc biệt đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được cải thiện đáng kể sau khi dự án hoàn thành. Thuỷ điện Trung sơn là một ví dụ điển hình về cách thức thủy điện có thể hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước một cách tiết kiệm, bền vững về môi trường và xã hội.
-
Trên 300.000 tỷ đồng cam kết đầu tư vào Bến Tre -
Trao gói thầu trị giá 1.105 tỷ đồng xây cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu -
Trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong năm 2024 -
9 tháng, Hải Dương đã hoàn thành mục tiêu thu hút đầu tư trong nước cả năm 2024 -
Giá trị thực hiện cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 đạt gần 39% -
Đề xuất cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ Dự án vành đai 4 - TP.HCM -
Thủ tướng yêu cầu các Bộ nêu ý kiến gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam