
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Tập đoàn sản xuất bán dẫn SMIC cùng 3 doanh nghiệp khác của Trung Quốc vừa bị đưa vào danh sách đen của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Shutterstock |
Kênh truyền hình CNBC dẫn tuyên bố tối 3/12 của Bộ Quốc phòng Mỹ rằng cơ quan này đã xác định được 4 doanh nghiệp do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, bao gồm: Tập đoàn sản xuất bán dẫn SMIC,Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC), Công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc (CCTC), và Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc (CIECC).
Động thái trên đưa tổng số doanh nghiệp Trung Quốc có mặt trong danh sách đen của Mỹ lên 35 đơn vị. Động thái này có thể khiến căng thẳng giữa hai siêu cường kinh tế bùng lên, gia tăng các vấn đề địa chính trị mà Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phải đối mặt.
Các quan chức Mỹ lâu nay chỉ trích rằng doanh nghiệp Trung Quốc "chịu ơn" chính quyền Trung Quốc và thay mặt quân đội Trung Quốc thu thập những thông tin nhạy cảm. Trước đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định không liên quan đến hoạt động tình báo công nghiệp.
Về vấn đề này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận trước những câu hỏi của CNBC.
Trong tháng 9, Lầu Năm Góc cho biết cơ quan này đang thảo luận về việc đưa SMIC vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ, đồng thời cần hạn chế những doanh nghiệp trong danh sách đen từ việc một số mua hàng hóa được sản xuất tại Mỹ.
Cũng trong tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ thông báo một số doanh nghiệp Mỹ phải xin cấp phép từ cơ quan chức năng trước khi cung cấp hàng hóa dịch vụ cho SMIC. Thông báo của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra sau khi cơ quan này kết luận "có rủi ro không thể chấp nhận được" từ các thiết bị được cung cấp cho SMIC bởi những thiết bị này có thể được dùng cho mục đích quân sự. Trên thực tế, SMIC lâu nay phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng Mỹ.
SMIC được xác định là một trong những doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Và tham vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc dâng cao kể từ khi nổ ra thương chiến Mỹ - Trung vào giữa năm 2018. Việc Mỹ áp đặt kiểm soát xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ cho SMIC sẽ ảnh hưởng lớn đến những doanh nghiệp Mỹ bán công nghệ sản xuất chip cho các đối tác Trung Quốc.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt