Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Loại bỏ khối u ác tính cho môi trường
Hữu Tuấn - 07/12/2014 18:16
 
() Tình trạng xả thải chất độc hại gây ô nhiễm môi trường có xu hướng quay trở lại, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Việc cơ quan chức năng vừa phanh phui hành vi xả thải bừa bãi chất độc ra môi trường của CTCP Dầu thực vật Quang Minh (Hải Dương), CTCP Bao bì Sabeco Sông Lam (Nghệ An), Công ty TNHH Miwon Việt Nam (Phú Thọ)… đang đặt ra câu hỏi, làm thế nào để ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này, loại bỏ một trong những khối u ác tính gây hại cho xã hội?
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Các khu công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải
Lo thiệt hại tài chính từ ký quỹ bảo vệ môi trường
Bước tiến trong đánh giá tác động môi trường
Nhập tàu cũ: lợi nhuận triệu đô hay “bán rẻ” môi trường?
Đề cao vai trò của người dân

Không khó nhận diện nguyên nhân sâu xa nhất của vấn nạn trên. Đó là hậu quả của một thời kỳ nhiều địa phương chạy đua thu hút đầu tư, tăng trưởng nóng. Để kéo các dự án, các doanh nghiệp về mình, nhiều địa phương đã đành chấp nhận hoặc xem nhẹ quy định về bảo vệ môi trường khi cấp phép dự án. Chính cuộc chạy đua này đã tạo điều kiện để không ít doanh nghiệp từng bị dừng, cấm, hạn chế sản xuất ở nước ngoài do không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường, nhân cơ hội tràn vào Việt Nam kiếm lợi.

   
  Việc bảo vệ môi trường chính là hành động bảo vệ cuộc sống cho các thế hệ tương lai  

Cũng chính cuộc đua này đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu máy móc cũõ, lạc hậu, công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường. Và cũng chính cuộc đua này đã khiến nhiều chủ đầu tư dự án phớt lờ quy định pháp luật về an toàn môi trường khi triển khai, mở rộng dự án.

Thực ra, các quy định về bảo vệ môi trường đã được đặt ra với chủ đầu tư ngay từ giai đoạn bắt đầu thực hiện dự án.

Cụ thể, để được cấp phép, chủ dự án phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đáp ứng các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, cam kết bảo vệ môi trường áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan, các tiêu chuẩn định lượng về lượng nước thải được phép xả… Nhưng trong bối cảnh địa phương “khát” dự án, thì những quy định này dường như một thời bị xem nhẹ.

Hệ quả là, tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dễ gây ô nhiễm như thuộc da, da giày, dệt nhuộm, chế biến gỗ, công nghiệp thực phẩm, hóa chất… mặc sức hoạt động. Và chỉ sau thời gian ngắn, nhiều địa phương đã nhận được quả đắng khi cuộc sống người dân bị ảnh hưởng, không ít doanh nghiệp trốn xây trạm xử lý nước thải, tự do xả thải ra môi trường.

Vì thế, dù quy định, chế tài xử lý vi phạm hành vi xả thải ra môi trường ngày càng nghiêm hơn, dù các lực lượng chức năng có tăng cường kiểm tra, giám sát nhưng không thể yêu cầu doanh nghiệp ngay lập tức tạm dừng hoạt động. Những vụ xả thải ra môi trường của Hào Dương, Tung Kuang, Sonadezi… là ví dụ rõ nhất về hậu quả của cuộc đua thu hút đầu tư này.

Để không còn xuất hiện những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo kiểu hớt váng, không quan tâm tới trách nhiệm xã hội thì phải ngăn chặn ngay từ gốc. Nghĩa là, muốn thực hiện dự án, xây dựng nhà máy, ngay từ đầu, các chủ đầu tư, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ quy định, tiêu chuẩn khắt khe về bảo vệ môi trường, nghiêm cấm việc “cho nợ” trung tâm xử lý nước thải như từng xảy ra ở một số địa phương thời gian qua. Việc dựng hàng rào kỹ thuật ngay từ đầu cũng là biện pháp giúp giảm bớt số vụ vi phạm quy định về xả thải ra môi trường.

Thực tế là vậy, nhưng việc các địa phương có dám làm và có quyết tâm thực hiện hay không mới là vấn đề đáng nói. Dũng cảm loại bỏ các dự án gây tác động xấu tới môi trường sống chính là hành động bảo vệ cuộc sống các thế hệ tương lai, chặn từ gốc mâu thuẫn xã hội phát sinh, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Khi đó, gánh nặng an sinh xã hội của địa phương cũng sẽ nhẹ đi rất nhiều, kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung có điều kiện phát triển bền vững hơn.

Người dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại môi trường

Người dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại môi trường

() Người dân và các tổ chức dân sự, chính trị và xã hội phải có quyền đòi bồi thường và được bồi thường theo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Tăng quyền tiếp cận thông tin môi trường của người dân

Tăng quyền tiếp cận thông tin môi trường của người dân

() Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được kỳ vọng sẽ trao quyền nhiều hơn cho người dân và các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong việc tiếp cận thông tin và dữ liệu về môi trường từ các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư