Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Lựa chọn nào Hậu Covid: Lối mở cho doanh nghiệp trong xu hướng mới
N.L - 07/07/2020 07:58
 
Khi nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược, cắt giảm chi phí, chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố tăng trưởng.

Đây là khuyến nghị được các chuyên gia đưa ra tại “Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu Covid", do VCCI tổ chức vừa qua, với sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

.
Diễn đàn thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp.

Chính phủ khẳng định quá trình mở cửa từng bước với nền kinh tế cần phải được tiến hành thận trọng. Vì thế, quá trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi hậu COVID cần phải tiếp tục cải cách thể chế mạnh mẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, thực tiễn chỉ ra rằng, động lực lớn nhất của tăng trưởng là cải cách thể chế, dư địa lớn nhất cũng là cải cách thể chế. Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, VCCI hiện đang phối hợp với các đối tác chuẩn bị cho ra mắt cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp. “Để doanh nghiệp có thể vượt qua đại dịch thì nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là các nhà lãnh đạo kiên cường, lãnh đạo phải bằng trái tim”, ông Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi chính sách chiến lược của doanh nghiệp theo hướng chưa từng có tiền lệ: Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi; trong khi đó một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp.

Vì thế, theo các đại biểu tham dự diễn đàn, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế nhận định về Tác động của dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế Việt Nam - Gợi ý chính sách và đối với doanh nghiệp
Tiến sỹ Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế nhận định về Tác động của dịch Covid-19 đối với các ngành kinh tế Việt Nam - Gợi ý chính sách và đối với doanh nghiệp

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh nhấn mạnh, để sáng tạo sản phẩm mới và truyền thông bán hàng tốt, cần đáp ứng xu hướng phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội cùng cuộc cách mạng tiêu dùng xanh, thông minh, nhân văn, biểu tượng và cá tính

Ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc khối Quản lý Rủi ro - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ở góc độ ngân hàng, ông Nguyễn Đình Vinh cho biết, dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp và khó lường đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ông Vũ Tú Thành – Phó Gám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN định hình lại chuỗi cung ứng hậu COVID - Cơ hội và thách thức cho Việt Nam
Ông Vũ Tú Thành – Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN định hình lại chuỗi cung ứng hậu COVID - Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Ông Hoàng Đức Hùng – Phó Tổng Giám đốc PwC, Theo ông Hùng, có 4 bài học hữu ích từ các cuộc khủng hoảng trước đây cần được cập nhật để thích ứng với những biến đổi không ngừng từ đại dịch.

Đó là sự thay đổi dài hạn trong thói quen của người tiêu dùng; môi trường kinh doanh đầy biến động và chứa nhiều yếu tố chưa rõ ràng; sự thay đ ổi trong tính chất công việc; suy giảm niềm tin vào doanh nghiệp.

 

Hậu Covid, doanh nghiệp cần chuyển đầu tư cho các yếu tố tăng sức bền
Theo các chuyên gia, để thích nghi với trạng thái “bình thường mới” doanh nghiệp Việt cần phải có chiến lược chuyển hướng đầu tư vào các...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư