
-
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước
-
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng -
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
Siêu bão Yagi đổ bộ vào một số tính miền Bắc và đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng. Ước tính, tổng mức khiếu nại tổn thất của cả thị trường bảo hiểm Việt Nam tính đến ngày 12/9 đã lên tới hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó riêng Bảo hiểm PVI - nhà bảo hiểm có thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và công nghiệp, bao gồm năng lượng, tài sản, kỹ thuật, bảo hiểm hàng không và hàng hải... ước lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.
Thống kê của Hiệp hội bảo hiểm cho thấy, cơn bão số 3 gây tổn thất cho doanh nghiệp kinh doanh và ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ phải gánh chịu lớn gấp nhiều lần so với những cơn bão khác trong vòng 1 thập kỷ gần đây.
![]() |
Rủi ro không mong muốn này cũng chính là thước đo “thử lửa” của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Sau siêu bão Yagi khối lượng công việc liên quan đến công tác giám định, đánh giá tổn thất, thu thập và xử lý hồ sơ… là rất đồ sộ, nhiều tổn thất phức tạp nên thời gian chi trả có thể phải kéo dài.
Được biết, để đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng với thời gian nhanh nhất, Bảo hiểm PVI đã cử đội ngũ giám định viên có chuyên môn, kinh nghiệm và chỉ định các công ty giám định độc lập có uy tín xuống hiện trường, đồng thời những bộ phận chuyên môn ứng trực 24/24 giờ để sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
![]() |
Hiện trường một nhà máy bị cơn bão số 3 tàn phá |
Cùng với các tiêu chí quan trọng khác như năng lực tài chính, thì việc giải quyết khối lượng hồ sơ bồi thường khổng lồ sau bão lũ vừa qua cũng là một trong những tiêu chí đánh giá khả năng xử lý tổn thất của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.
Về năng lực tài chính, theo các chuyên gia trong ngành, năng lực tài chính của một doanh nghiệp bảo hiểm được đánh giá dựa trên một bộ tiêu chí tổng thể, phản ánh không chỉ sức khoẻ tài chính ở thời điểm hiện tại mà cả mức độ bền vững và tiềm năng trong tương lai.
Cụ thể, với Bảo hiểm PVI, không chỉ là hãng bảo hiểm có thị phần doanh thu lớn nhất thị trường (năm 2023 là 15,5%; 6 tháng đầu năm 2024 là 18,1%), Bảo hiểm PVI cũng là doanh nghiệp có vốn điều lệ vững chắc. Quy mô vốn điều lệ lên tới 3.900 tỷ đồng, lớn nhất thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ năng lực bảo hiểm cho các tài sản công trình dự án quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
Ngoài ra, biên khả năng thanh toán của Bảo hiểm PVI cũng luôn giữ ở mức trên 140%, quy mô dự phòng nghiệp vụ lên tới hơn 3.200 tỷ đồng cho thấy mức độ đảm bảo khả năng đáp ứng trách nhiệm đã cam kết với khách hàng, sẵn sàng nguồn lực để chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
![]() |
Bảo hiểm PVI cùng các đơn vị thành viên cũng đã ủng hộ các địa phương bị bão lũ hàng trăm phần quà, hàng tấn hàng hóa |
Cùng với uy tín và năng lực tài chính vững mạnh, Bảo hiểm PVI đã hợp tác với các nhà tái bảo hiểm và các nhà môi giới hàng đầu trên thế giới để đảm bảo và mở rộng năng lực tiếp nhận dịch vụ. Từ đó, những rủi ro này sẽ được bảo vệ bởi các tổ chức tài chính có quy mô toàn cầu.


Cho đến thời điểm hiện tại, Bảo hiểm PVI cũng là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ duy nhất của Việt Nam được AM Best - một trong những tổ chức xếp hạng hàng đầu về việc đánh giá sức khỏe tài chính của các công ty bảo hiểm trên toàn cầu tái xếp hạng năng lực tín nhiệm tài chính quốc tế A- (xuất sắc).
Được biết, mức xếp hạng A- của A.M. Best nằm trong nhóm "Excellent" (xuất sắc), có năng lực tài chính mạnh để đáp ứng các yêu cầu chi trả bảo hiểm trong mọi điều kiện kinh tế; Công ty bảo hiểm được xếp hạng A- có khả năng thanh toán các yêu cầu bồi thường một cách đáng tin cậy, ngay cả trong trường hợp có sự gia tăng về số lượng hoặc quy mô bồi thường; Mức xếp hạng A- cho thấy công ty có lợi nhuận và hoạt động kinh doanh ổn định, khả năng tăng trưởng cao và quản lý chi phí hiệu quả. Công ty có thể đầu tư vào việc phát triển thêm các sản phẩm bảo hiểm hoặc mở rộng thị phần mà không gặp rủi ro tài chính đáng kể...

-
NCB ra mắt thẻ Visa phiên bản giới hạn, chào mừng 50 năm thống nhất Đất nước
-
Cho vay đặc biệt lãi suất 0%: Chuyển quyền “quyết” sang NHNN và bài học từ sự cố tại SCB
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng -
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán -
Thị trường biến động: ACB không ngừng củng cố nền tảng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững -
F88 được vinh danh giải thưởng HR EXCELLENCE 2025 -
Doanh nghiệp SME muốn ngân hàng bảo lãnh để cho vay xanh
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại