-
Phấn đấu tới năm 2030, ĐBSCL có ít nhất 1.300 km cao tốc
-
Chủ tịch tỉnh Kon Tum chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư
-
TP.HCM kiến nghị áp dụng cơ chế đặc thù để làm nhanh tuyến metro đến Cần Giờ
-
Đồng Tháp muốn xây dựng chuỗi liên kết cho ngành hàng nông nghiệp chủ lực
-
Nghệ An: Bảo đảm đến hết năm 2025 giải ngân đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch -
Không thể bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI vào công nghệ cao
![]() |
Lãnh đạo Ban QLKCông nghệ cao Đà Nẵng làm việc với Tâp đoàn Ebmpapst tại bang Baden – Wurttemberg (Đức). |
Đoàn do ông Phùng Tấn Viết, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã đến làm việc với Tập đoàn Ebmpapst tại bang Baden – Wurttemberg (Đức).
Tập đoàn Ebmpapst được thành lập từ năm 1963, trụ sở chính ở Mulfingen (Đức). Đây là tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất động cơ, quạt và cung cấp các giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông, thông gió, đông lạnh, điều hoà không khí, ô tô, tiết kiệm điện năng, cối xay gió... Doanh thu hàng năm của Tập đoàn khoảng 1.900 tỷ euro.
Tập đoàn Ebmpapst đã từng đến làm việc và khảo sát Khu Công nghệ cao Đà Nẵng để lựa chọn địa điểm đầu tư cho một dự án lớn của Tập đoàn tại châu Á. Mục đích của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng trong chuyến thăm lần này là để tác động và tích cực mời gọi Tập đoàn đầu tư vào Đà Nẵng nói chung và Khu Công nghệ cao Đà Nẵng nói riêng.
Tại buổi làm việc, ông Rainer Zierlein, Giám đốc phụ trách dịch vụ và sản xuất toàn cầu của Ebmpapst chia sẻ rất vui mừng được đón tiếp đoàn Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đến thăm và làm việc tại trụ sở tập đoàn.
“Đà Nẵng là một trong các địa điểm mà tập đoàn thấy rất tiềm năng để đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi thông thoáng, nguồn nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư tốt và chính quyền thành phố năng động”, ông Rainer Zierlein chia sẻ.
![]() |
Tham quan thực tế Nhà máy sản xuất của Tập đoàn |
Sau buổi làm việc, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đã đi tham quan nhà máy sản xuất của Ebmpapst tại Baden – Wurttemberg với diện tích 10 ha (bao gồm khu logistics và khu sản xuất), chuyên sản xuất các động cơ điện, bộ điều khiển quạt điện… với gần 200 nhân viên, các sản phẩm xuất khẩu khắp các nước châu Âu và các nước khác trên thế giới.
Ông Phùng Tấn Viết, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao Đà Nẵng cho rằng, sản phẩm và công nghệ của dự án hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của Khu Công nghệ cao Đà Nẵng và bày tỏ mong muốn Tập đoàn xem xét, cân nhắc để đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Ban Quản lý cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tập đoàn triển khai dự án tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

-
Rõ dần phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai trị giá 7.668 tỷ đồng -
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư Dubai -
Nghệ An: Bảo đảm đến hết năm 2025 giải ngân đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch -
Không thể bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI vào công nghệ cao -
Đề xuất phương án đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum -
Khởi công Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thủy Nguyên vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng -
Quảng Ngãi xây dựng quy hoạch Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất 521 ha
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura