Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Mưa dữ dội tại miền Trung, EVN bám sát các hồ thuỷ điện xả lũ
Hoàng Nam - 04/11/2016 09:19
 
Để đối phó với việc mưa to và rất to tại các tỉnh Quảng Trị đến Phú Yên, Bình Thuận và Gia Lai từ ngày 30/10 đến ngày 2/11 với mức phổ biến từ 150-250 mm, có nơi trên 300 mm và xảy ra lũ trên các lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Côn - Hà Thanh và sông Ba, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các phương án đối phó với mưa lũ, mà cụ thể là quy trình vận hành hồ chứa, xả nước.

Cụ thể, EVN đã ban hành Công điện số 4695/EVN-AT (ngày 2/22), chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong vùng ảnh hưởng khẩn trương triển khai phương án phòng chống để đối phó với mưa lũ, xử lý kịp thời các tình huống; kiểm tra công trình, hồ, đập, theo dõi sát tình hình thủy văn, mưa lũ, lượng nước về hồ, vận hành hồ chứa theo quy trình, phối hợp chặt chẽ với các địa phương liên quan trong quá trình xả lũ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, thiết bị, công trình, hồ chứa, vùng hạ du.

Mưa lớn đã gây lũ trên các lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Côn - Hà Thanh, sông Ba, sông Đồng Nai. Hiện có 07 hồ chứa thủy điện của các đơn vị thuộc EVN đang xả lũ, cụ thể là:

TT

Hồ thủy điện

Mực nước dâng bình thường

(m)

Mực nước thượng lưu 0h00  01/11

(m)

Thông số hồ chứa lúc 17h ngày 03/11/2016

Mực nước thượng lưu (m)

Lưu lượng nước về (m3/s)

Lưu lượng xả (m3/s)

1

Sông Bung 4

222,5

213,30

217,96

245

97,6

2

Sông Tranh 2

175

149,53

170,36

1180,34

520

3

Vĩnh Sơn A

775

769,74

775,87

65,43

44

4

Sông Ba Hạ

105

101,96

103,55

7850

4.000

5

An Khê

429

428,64

429,11

163,37

150

6

Đơn Dương

1042

1041,43

1042,59

585,85

25

7

Đại Ninh

880

879,20

879,25

243

250

Trong quá trình vận hành điều tiết xả lũ hồ chứa, các công ty thủy điện đã tuân thủ theo các quy định của các Quy trình vận hành hồ chứa và các Quy trình vận hành liên hồ chứa đã ban hành và các quy định liên quan.

Các nhà máy điện khác thuộc EVN vận hành bình thường, không xả lũ.

Hệ thống lưới điện 110kV, 220kV, 500kV vẫn vận hành bình thường.

Một số địa bàn từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị bị ngập úng gây ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện phân phối, các điện lực địa phương đã cắt điện để đảm bảo an toàn cho nhân dân, ngay khi nước rút đã từng bước khôi phục, tính đến 17h00 ngày 03/11/2016 vẫn còn một số khu vực chưa có điện thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chưa có điện và 32 trạm phân phối bị mất điện.

Tại Quảng Bình vẫn còn 14 trạm biến áp phân phối chưa khôi phục được do nằm trong vùng ngập nước thuộc các khu vực xa trung tâm  trên địa bàn các huyện Lệ Thủy (03 trạm), Tuyên Hóa (05 trạm), Quảng Trạch (03 trạm), Bố Trạch (03 trạm). Ước công suất không cung cấp được khoảng 0,11/90MW (0,12%).

Tại tỉnh Quảng Trị, đã khôi phục được 23 trạm biến áp phân phối, tổng công suất khôi phục khoảng 1,3MW; hiện tại chỉ còn 7 trạm biến áp phân phối thuộc xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong chưa khôi phục, tổng công suất chưa khôi phục khoảng 0,22/62MW (0,36%).

 EVN cũng yêu cầu các đơn vị trực ban nghiêm túc 24/24h, theo dõi sát diễn biến mưa lũ và tình hình thủy văn, lượng nước về các hồ thủy điện, ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra, khẩn trương huy động lực lượng và phương tiện khắc phục các sự cố lưới điện đảm bảo cấp điện an toàn và nhanh nhất cho các phụ tải bị ảnh hưởng.

Cũng để ứng phó với mưa lũ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo hai đoàn công tác trực tiếp đến các tỉnh bị mưa lũ phối hợp với chính quyền địa phương, Sở Công Thương chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ và chỉ đạo các chủ đập thủy điện trong việc xả lũ đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du đập.
Sáng nay, 4/11, các đoàn công tác sẽ xuất phát từ Hà Nội để vào 2 tỉnh Phú Yên và Gia Lai thực hiện nhiệm được giao.

Đối với hồ thuỷ điện An Khê- KaNak, từ ngày 01/11/2016 do mưa lớn nên mực nước trên hồ An Khê lên nhanh, (trong khi mực nước hồ Ka Nak vẫn thấp hơn mực nước đón lũ là 506 m theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba ban hành theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg ngày 07/7/2014), Công ty thủy điện An Khê - Ka Nak đã có Thông báo số 01/TB-PCTT-TĐAK vào lúc 21h00 ngày 01/11/2016 với lưu lượng dự kiến xả là 200m3/s, thời điểm xả dự kiến là 01h00 ngày 02/11/2016.

- 22h45 ngày 01/11/2016 điều chỉnh lưu lượng xả từ 4m3/s lên 50m3/s,
- 23h10 ngày 01/11/2016 điều chỉnh lưu lượng xả từ 50m3/s lên 200m3/s;
- 05h15 ngày 02/11/2016 điều chỉnh lưu lượng xả từ 200m3/s lên 300m3/s;
- 06h15 điều chỉnh lưu lượng xả nước từ 300m3/s lên 400m3/s;
- 08h00 điều chỉnh lưu lượng xả nước từ 400m3/s lên 500m3/s;
- 15h50 điều chỉnh lưu lượng xả nước từ 500m3/s xuống 420m3/s;
- 16h55 điều chỉnh lưu lượng xả nước từ 420m3/s xuống 350m3/s;
- 20h30 điều chỉnh lưu lượng xả nước từ 350m3/s xuống 300m3/s.
Trong quá trình vận hành xã lũ Công ty đã chủ động phối hợp với địa phương để thông báo tình hình xả lũ cụ thể: liên lạc bằng điện thoại trước khi gửi thông báo qua mail với thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Gia Lai, thường trực BCH PCTT&TKCN thị xã An Khê, huyện Đak Pơ, huyện KongChro, Công ty CP thủy điện Sông Ba Hạ và các đơn vị theo quy định.
Sau khi nhận các thông tin xả lũ từ thủy điện An Khê, UBND Thị xã An Khê đã triển khai các biện pháp ứng phó với lũ lụt đến các xã phương trên địa bàn.

Doanh nghiệp bảo hiểm lo "sốt vó" vì mưa lũ
Sau cơn mưa lớn bất thường gây ngập lụt nặng tại TP. HCM đầu tuần qua, các doanh nghiệp bảo hiểm đã nhanh chóng tiếp cận khách hàng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư