
-
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng
-
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
-
TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2
-
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng
-
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
TP. Hải Phòng: Thêm lực hút mới cho các khu công nghiệp, khu kinh tế
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và tăng thêm đạt 575 triệu USD, tăng gần 74,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, có 40 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt 150,1 triệu USD (bằng 68,7% so với cùng kỳ) và 13 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 424,9 triệu USD (gấp 3,8 lần so với cùng kỳ).
Vốn đầu tư điều chỉnh tăng mạnh, theo Cục Đầu tư nước ngoài, chủ yếu do có dự án của Vingroup tại Mỹ điều chỉnh tăng 300 triệu USD; dự án Công ty TNHH Đầu tư và phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và 01 dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.
Cũng nhờ dự án của Vingroup mà Mỹ đã trở thành thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng qua.
Báo cáo tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, có 20 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021. Dẫn đầu là Mỹ với 3 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 302,8 triệu USD, chiếm 52,7% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ hai là Campuchia với tổng vốn đầu tư 89,4 triệu USD, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Lào, Canada…, với vốn đầu tư đạt 47,8 triệu USD và 32,1 triệu USD.
Về lĩnh vực, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu với 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 270,8 triệu USD, chiếm 47,1% tổng vốn đầu tư.
Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 150,9 triệu USD, chiếm 26,2%; tiếp theo là các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ...
Quay trở lại với diễn biến đầu tư ra nước ngoài 8 tháng qua, có thể thấy, nếu so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng là rất lớn.
Tuy nhiên, nếu xét về con số tuyệt đối, không khó để nhận ra, đầu tư ra nước ngoài đang trong xu hướng chậm lại. Dịch bệnh Covid-19 là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, giống như đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
7 tháng, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 570 triệu USD. Con số của 8 tháng là 573 triệu USD. Nghĩa là trong tháng 8, chỉ có 5 triệu USD được các doanh nghiệp Việt đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Tình hình có vẻ đang trở nên khó khăn hơn.
Trong khi đó, lũy kế đến 20/08/2021, Việt Nam đã có 1.428 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam 21,8 tỷ USD.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực khai khoáng (36,3%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,3%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (23,8%); Campuchia (13,1%); Nga (12,9%)…

-
Dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng có vốn 10.750 tỷ đồng -
Quảng Ninh: Đẩy nhanh vốn mồi vào nền kinh tế -
Khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vốn 8.407,8 tỷ đồng vào ngày 19/8/2025 -
TP. Hải Phòng: Thêm lực hút mới cho các khu công nghiệp, khu kinh tế -
Thành lập Ban Quản lý Khu công nghiệp các tỉnh Phú Thọ, Đồng Nai -
Cầu Nhơn Trạch nối TP.HCM với Đồng Nai khai thác từ ngày 19/8 -
Thủ tướng Chính phủ nêu thời hạn với "3 nhiệm vụ lớn"
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower