-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Bộ Y tế cho biết, ngành y tế đã “lên dây cót” cho việc cổ phần hóa các DN trong ngành, với kế hoạch 8 DN sẽ được cổ phần hoá trong năm nay. Ngành sẽ chỉ giữ lại một DN 100% vốn nhà nước, đó là Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Y tế.
Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (Foripharm) đã cơ bản hoàn tất cổ phần hoá |
Nếu như kế hoạch trên được thực hiện đúng tiến độ, thì việc cổ phần hóa ngành y tế sẽ tăng tốc mạnh mẽ trong năm nay, sau một thời gian dài “im hơi, lặng tiếng”.
Trước thềm năm 2015, Công ty Dược phẩm Trung ương 3 (Foripharm) đã cơ bản hoàn tất cổ phần hoá. DN này đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2014. Hiện tại, Foripharm đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Thời gian qua, Công ty luôn duy trì doanh thu trên 450 tỷ đồng/năm, lợi nhuận tăng trưởng qua các năm đạt bình quân trên 30%.
Đối với các DN có kế hoạch cổ phần hóa trong năm 2015, theo ông Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, một trong những vấn đề nổi cộm là việc xử lý tài sản đất đai làm cơ sở xác định giá trị DN. Không ít trong số các DN này được tách ra từ các đơn vị sự nghiệp, nên đất đai chưa phân định rõ ràng về quyền sở hữu, giữa đơn vị sự nghiệp (trước đây) và đơn vị được tách ra (hiện tại) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc tạo sự hấp dẫn cho nhà đầu tư khi bán cổ phần cũng là bài toán nan giải trong một số DN y tế sắp cổ phần hóa. Chẳng hạn, Công ty Vắc-xin Pasteur Đà Lạt hiện chỉ sản xuất vắc-xin thương hàn, trong khi nhu cầu sử dụng loại vắc-xin này rất thấp.
Tuy nhiên, các DN y tế không phải là không có sức hấp dẫn và lộ trình cổ phần hóa DN ngành này vẫn đang được giới đầu tư dõi theo từng bước. Đơn cử, “đại gia” Vinapharm là DN đầu ngành trong lĩnh vực dược phẩm - lĩnh vực luôn nằm trong tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư.
Vinapharm có vốn điều lệ tới hơn 1.338 tỷ đồng. Trong năm 2014, DN này đạt tổng doanh thu gần 32.885 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm 2014, tăng 5% so với năm 2013. Ngoài sản xuất thuốc, Vinapharm còn trực tiếp phân phối thuốc, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế, đầu mối thực hiện các chương trình công tác xã hội, đầu tư tài chính... Chỉ tính riêng doanh thu sản xuất thuốc của Vinapharm đạt 6.158 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch năm 2014, tăng 8% so với năm 2013; kim ngạch xuất khẩu đạt 22 triệu USD, bằng 121% kế hoạch năm 2014, tăng 11% so với năm 2013; tổng lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.066 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2014, tăng 4% so với thực hiện năm 2013. Năm 2015, Vinapharm đặt chỉ tiêu doanh thu tăng 5 - 7%, lợi nhuận tăng 3 - 5%.
Hải Bằng
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025