
TIN LIÊN QUAN | |
Điểm tên những ngân hàng vẫn “phớt lờ” cổ tức | |
Cổ đông ngân hàng kỳ vọng cổ tức cao là rất khó | |
Lãi khủng, nhiều ngân hàng vẫn nói “không” với cổ tức | |
Cổ đông có tức với cổ tức ngân hàng? |
“Bát ăn, bát để, bát chia dự phòng”
Tại Đại hội đồng cổ đông của VIB diễn ra tuần qua, nhiều cổ đông ngỡ ngàng khi nghe HĐQT thông báo, mức chia cổ tức chỉ còn 9% thay vì 11% như dự kiến trước đó. Ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho biết, quyết định giảm từ 11% xuống 9% là quyết định của NHNN. Cụ thể, ngày 25/3, NHNN đã có công văn phê duyệt mức chia cổ tức tối đa tại VIB là 9%, phần lợi nhuận còn lại sau khi chia cổ tức được sử dụng để tạo nguồn nâng cao năng lực tài chính, xử lý nợ xấu trong năm 2015.
![]() |
Nhóm ngân hàng chi cổ tức lớn cho cổ đông tập trung ở những ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt như Vietcombank, VietinBank, BIDV, VIB, MB |
“Những năm trước đây, ngân hàng được tự quyết việc chia cổ tức. Tuy nhiên, từ năm nay, quyết định chia cổ tức phải được sự thông qua của NHNN”, ông Vỹ cho biết.
Không chỉ VIB, nhiều ngân hàng khác cũng giảm, thậm chí cắt luôn việc chia cổ tức cho năm 2014. Đơn cử, tuần qua, Đại hội đồng cổ đông LienVietPostBank đã quyết định chỉ chia cổ tức năm 2014 cho cổ đông 6% thay vì 10% như mục tiêu đề ra trước đó. Bi quan hơn, cổ đông Eximbank có khả năng không được chia cổ tức năm 2014 (dự kiến trước đó là 8,5%), do năm 2014, ngân hàng này chi đậm cho xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, tổng giám đốc một ngân hàng TMCP cũng khẳng định, ngân hàng ông đã nhận yêu cầu của NHNN về việc báo cáo chi trả cổ tức. “Theo thông tin tôi được biết, nhóm ngân hàng tốt nhất cũng chỉ được trả cổ tức tối đa 9-10%. Việc yêu cầu các ngân hàng phải có ‘bát ăn, bát để, bát dự phòng’ là hợp lý, bởi những năm trước, có tình trạng ngân hàng báo lãi ảo. Bên cạnh đó, năm 2015, các ngân hàng sẽ phải chuẩn bị nguồn lực lớn để xử lý nợ xấu, đưa nợ xấu về dưới 3% vào cuối năm”, vị tổng giám đốc trên nói.
Thực tế, ngay từ đầu năm nay, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã khẳng định, việc chia lợi nhuận năm 2014 của các ngân hàng sẽ nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của NHNN, để đảm bảo rằng, chỉ các ngân hàng trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro mới được phép chia cổ tức.
Tập trung toàn lực xử lý nợ xấu
Bất chấp nợ xấu có thể tăng mạnh từ tháng 4/2015 do Thông tư 02/2013/TT-NHNN chính thức được áp dụng, NHNN yêu cầu các ngân hàng khẩn trương đưa tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống về dưới 3% vào cuối năm nay theo chỉ đạo của Chính phủ. Đây là lý do khiến nhiều ngân hàng cắn răng giảm lợi nhuận, mạnh tay chi trích lập dự phòng rủi ro.
Dự báo, mùa cổ đông năm nay, nhóm ngân hàng chi cổ tức lớn cho cổ đông sẽ không nhiều, tập trung ở những ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt như Vietcombank, VietinBank, BIDV, VIB, MB…
Với một số ngân hàng có lãi ít, việc chia cổ tức vẫn có, song sẽ giảm so với mục tiêu đặt ra. Riêng với nhóm ngân hàng đã, đang hoặc sắp tái cơ cấu, khả năng cổ đông được chia cổ tức là rất khó. Các ngân hàng như MaritimeBank, DongA Bank, SCB… đã bóng gió việc không chia cổ tức, để dành nguồn lực tái cơ cấu, xử lý nợ xấu. Ngoài ra, một số ngân hàng đã trây lỳ trả cổ tức cho cổ đông nhiều năm như Southern Bank, VietABank… khả năng vẫn không có gì đổi mới trong năm nay.
Việc bị siết chia cổ tức phần nào làm cổ phiếu ngân hàng trở nên kém hấp dẫn. Tuy vậy, nhiều lãnh đạo ngân hàng cho rằng, với các cổ đông là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, am hiểu lĩnh vực tài chính, ngân hàng, việc giảm chi trả cổ tức không phải là điều đáng ngại. Bởi điều mà họ mong chờ là giá trị gia tăng cổ phiếu, chứ không hẳn từ cổ tức. Hơn nữa, bản chất của dự phòng rủi ro là để giúp ngân hàng hoạt động vững vàng hơn, nếu khoản này không phải sử dụng đến, cổ đông sẽ được “chia bù” trong tương lai.
Thùy Liên
-
Ông lớn BIDV lên kế hoạch trả cổ tức 9,4% -
Vàng giảm, USD tăng vì Fed tăng lãi suất sớm -
MaritimeBank công bố hợp đồng sáp nhập với MDB -
Cần cơ chế đột phá cho tín dụng nông nghiệp -
NCB "nhắm" mục tiêu lãi 300 tỷ đồng -
USD hết sóng vì chạm đỉnh, vàng quay đầu giảm giá -
Giá vàng lên cao nhất trong gần 2 tháng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô