-
Chủ tịch Quảng Nam chỉ đạo giải quyết cụ thể khó khăn của doanh nghiệp FDI -
VNSTEEL đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024: Bước tiến mới trên chặng đường mới -
TONMAT, TONMATPAN được vinh danh Thương hiệu Quốc gia -
10 tháng năm 2024, 136.085 doanh nghiệp thành lập mới -
Vinausteel nhận Thương hiệu Quốc gia trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập
Các chuyên gia tại Tọa đàm: "Xây dựng chương trình hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp tận dụng FTA” |
Đây là ý kiến của bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tọa đàm: "Xây dựng chương trình hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp tận dụng FTA".
Theo bà Thủy, trong khuôn khổ Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua từ năm 2017, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với các Bộ, ngành, trong đó có cả Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, các địa phương triển khai rất nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực.
Bao gồm nhiều nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp để có đủ năng lực xuất khẩu, như đào tạo, tư vấn, nâng cấp doanh nghiệp. Ví dụ cử chuyên gia tư vấn xuống để đánh giá doanh nghiệp về những điểm yếu, những điểm chưa đạt, giúp doanh nghiệp xây dựng lại kế hoạch kinh doanh, định hướng thị trường sản phẩm, thị trường xuất khẩu nào, cách thức hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng được yêu cầu của các FTA.
Nhưng thực tế, tình trạng thiếu thông tin thị trường, về những yêu cầu kỹ , rào cản kỹ thuật trong thương mại từ nhiều thị trường lớn vẫn làm khó các doanh nghiệp. Thêm nữa, khi có thông tin rồi cũng không dễ đáp ứng.
Bởi, với các FTA hiện hành thì thuế về bằng 0 hoặc rất thấp thì các quốc gia đó áp dụng rất nhiều rào cản kỹ thuật. Thậm chí có nhiều những rào cản mà doanh nghiệp cũng chưa bao giờ biết đến.
Đơn cử, trong lĩnh vực nông nghiệp, hằng ngày đều phải ghi chép hành vi can thiệp với sản phẩm, với chu trình của sản phẩm để đáp ứng đúng là sản phẩm xanh, thỉ đây đều là quy trình rất khó và cần doanh nghiệp thay đổi cả một quy trình hoạt động thông thường mới có thể đáp ứng.
"Do đó, đã đến lúc, có thể nghiên cứu một chương trình chuyên sâu hơn, thiết kế riêng một gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu để đáp ứng, tận dụng được FTA. Tóm lại, doanh nghiệp vẫn đang cần được hỗ trợ rất nhiều", bà Bùi Thu Thủy nói.
Cùng với sự phối hợp của Bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp, gói hỗi trợ chuyên sâu này nếu được đưa vào áp dụng sẽ phát huy được hơn những ưu thế, những cơ hội FTA mang lại.
Tất nhiên, khi thiết kế chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA phải hiểu được từ yêu cầu của thị trường quốc tế.
Bà Thủy gợi ý, có thể phối hợp với ngân hàng để thúc đẩy, tính chuyện cấp vốn theo chuỗi giá trị như một số quốc gia đã áp dụng. Tức là, doanh nghiệp không cần phải có quá nhiều tài sản thế chấp nhưng khi biết rằng doanh nghiệp đó đã tham gia được vào chuỗi và đã có nhà mua chờ sẵn thì ngân hàng vào cho vay với thế chấp chính bằng chuỗi giá trị này".
Đó là một cách để giúp tháo gỡ được tài chính cho doanh nghiệp.
Hay để đáp ứng được các tiêu chuẩn, cần tiếp tục hỗ trợ để nâng cấp doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp thay đổi quy trình, đáp ứng được các tiêu chuẩn từ thị trường nhập khẩu.
"Thời gian qua, nhiều cơ quan trung ương và địa phương đã và đang làm rất nhiều nhưng đã đến lúc chúng ta phải rà soát lại để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm", bà Thủy nhấn mạnh.
Chẳng hạn, gói doanh nghiệp cho các đáp ứng tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu để tận dụng được FTA, tức là phải cụ thể theo từng gói.
Cùng đó, ngành tài chính phải vào cuộc, phải sửa đổi Luật ngân sách nhà nước để những chính sách hỗ trợ vừa đảm bảo theo dõi, đánh giá, đo lường được nhưng cũng để doanh nghiệp cảm thấy xứng đáng để tham gia. Rà soát để sửa đổi Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
"Đã đến lúc phải có những chính sách dành riêng cho các nhóm doanh nghiệp và đi theo các gói hỗ trợ chuyên sâu, chuyên biệt hơn, chứ không hỗ trợ chung chung như hiện nay", theo bà Thủy.
Hệ thống 16 FTA đang thực thi đã hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và khách hàng, qua đó đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu, hưởng ưu đãi thuế quan. Nhờ đó, quy mô thương mại của Việt Nam không ngừng tăng.
Năm cao điểm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vuợt 730 tỷ USD, sang năm 2023 do khó khăn chung về thị trường nên giảm còn 683 tỷ USD, 10 tháng năm 2024 đạt gần 648 tỷ USD, xuất siêu 23,3 tỷ USD.
Theo Bộ Công thương, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu được hưởng cam kết xoá bỏ hay cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định FTA đạt trên 86 tỷ USD, chiếm 37,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 230,5 tỷ USD của Việt Nam sang các thị trường ký FTA, tăng 9,2% so với năm 2022.
Dù đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường FTA còn chưa cao, tận dụng ưu đãi thuế quan vẫn hạn chế, doanh nghiệp của Việt Nam mới tham gia vào một phần rất nhỏ trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp nội còn thấp so với các doanh nghiệp nước ngoài.
-
Nghiên cứu gói hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng FTA -
Minh bạch chuỗi cung ứng, sản xuất xanh sẽ giúp xuất khẩu bền vững -
EU chi gần 3,1 tỷ USD mua hàng dệt may từ các nhà cung ứng Việt Nam -
Cảng Quốc tế Long An sẵn sàng khai thác container đi quốc tế -
Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kết -
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu