-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Ảnh minh họa. |
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, là yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 74/2022/QH15.
Quốc hội cũng yêu cầu thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng Bộ, ngành, địa phương tại ngày 31/12/2021 trong báo cáo quyết toán NSNN năm 2021 và tại ngày 31/12/2022 trong báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện NSNN năm 2022.
Đề cập nội dung này tại báo cáo của Chính phủ vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến cuối 2021 nguồn cải cách tiền lương từ ngân sách trung ương chưa sử dụng khoảng 54.517 tỷ đồng.
Trong đó số dư cải cách tiền lương tại các bộ, ngành là 81,7 tỷ đồng. Các địa phương cũng dư tiền dành cho cải cách tiền lương là 208.457 tỷ đồng.
Như vậy, đến cuối 2021, ngân sách dư gần 263.000 tỷ đồng cho cải cách tiền lương nhưng chưa thực hiện. Số tiền dư tới cuối 2022, Bộ Tài chính cho biết đang đốc thúc các đơn vị báo cáo, sẽ trình cấp có thẩm quyền đảm bảo thời hạn quy định.
Hiện nay, việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương được quy định tại Nghị quyết 27 của Trung ương, Nghị quyết 23 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025. Tại Nghị quyết 27, Trung ương yêu cầu Chính phủ nghiên cứu, dành nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương toàn diện, gồm thang lương, bảng lương, hệ số và các khoản phụ cấp. Việc này nhằm đảm bảo tiền lương thực sự là đòn bẩy tăng năng suất lao động, hiệu quả.
Nghị quyết Kỳ họp thứ năm (tháng 6/2023), Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp thứ sáu (tháng 10/2023).
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đang xây dựng khung ngân sách Nhà nước 2024, kế hoạch ngân sách 3 năm (2024-2026), trong đó đề xuất lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27.
Trên cơ sở đó sẽ dự kiến việc sử dụng nguồn này để thực hiện cải cách tiền lương, (từ đó xác định số đã được trích lập, nhưng chưa sử dụng), Bộ Tài chính sẽ báo cáo khi trình các cấp thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.
Báo cáo cũng nêu: "Bộ Tài chính sẽ rà soát, thống kê và báo cáo Quốc hội đầy đủ nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng của từng bộ, ngành, địa phương tại ngày 31/12/2022 và đề xuất cơ chế quản lý, sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương chưa sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí".
Thẩm tra nội dung này, cơ quan thẩm tra của Quốc hội cho rằng, cải cách tiền lương vẫn chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27. Mức lương của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%, vì thế cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ sớm ban hành chính sách này.
Liên quan vấn đề trên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ sớm hoàn thiện và báo cáo Chính phủ phương án trình Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội về lộ trình cải cách tiền lương.
Bộ Nội vụ sớm tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 27 Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Hiện lương tháng tối thiểu dành cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp ở vùng I là 4,68 triệu đồng; vùng II 4,16 triệu, vùng III 3,64 triệu và vùng IV là 3,25 triệu. Mức này đã tăng 6% so với trước 1/7/2022.
Theo khảo sát của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trong nửa đầu năm nay, thu nhập trung bình của công nhân chỉ đáp ứng gần 70% chi tiêu. Mức chi tiêu của người lao động cũng đã tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu do giá cả, tiền điện, nước tăng cao.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025