Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nhà đầu tư vào bán lẻ lại sốt ruột chờ thủ tục
Khánh Linh - 30/12/2015 11:28
 
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang chờ Bộ Công thương hướng dẫn.
TIN LIÊN QUAN

Cho tới thời điểm này, sau khi Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng thi hành Luật Đầu tư có hiệu lực, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lấp cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn để trống.

Lý do, trước ngày 1/7/2015, giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy trình khác với hiện tại. Cụ thể, trong lĩnh vực bán lẻ, quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư đã bao gồm việc xin ý kiến chấp thuận của Bộ Công thương.

Có nghĩa là, với các giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp trước ngày 1/7, nhà đầu tư được sử dụng như là giấy phép kinh doanh đối với địa điểm đầu tiên của cơ sở bán lẻ. Đây cũng là cơ sở để nhà đầu tư thực hiện các thủ tục xin mở cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi.

Quy trình này được thực hiện tương tự với các hoạt động mua bán hàng hóa như quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Quách Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khi Luật Đầu tư có hiệu lực, quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được tách biệt, quy định về thẩm quyền cũng thay đổi. “Vì vậy, thủ tục để có giấy phép kinh doanh với cơ sở bán lẻ đầu tiên cũng sẽ phải thực hiện độc lập so với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư”, ông Tuấn cho biết.

Khó khăn nằm ở chỗ, các quy định liên quan đến nội dung này tại Nghi định 23/2007/NĐ-CP

Theo yêu cầu của Nghị quyết 59/2015/NQ-CP của Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Bộ Công thương phải nghiên cứu sửa đổi quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định số 23/2007/NĐ-CP. Thời gian phải hoàn thành là trong tháng 12/2015.

Tuy nhiên, theo báo cáo gửi Chính phủ tại cuộc họp Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương, việc sửa đổi Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang được Bộ Công thương tiến hành nghiên cứu, sửa đổi.

Bộ này đang soạn thảo Nghị đinh công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo cam kết tại các Điều ước quốc tế để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Đầu tư.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư