Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 07 năm 2024,
Nhà giáo có cần giấy phép hành nghề?
Hưng Anh - 15/07/2024 07:02
 
Dự thảo Luật Nhà giáo là vấn đề quan tâm của nhiều người, trong đó có lực lượng hơn 1,4 triệu nhà giáo. Trong đó nhà giáo có cần giấy phép hành nghề không được đặc biệt quan tâm và đưa ra bàn luận trong nhiều hội thảo.

Nhà giáo có cần giấy phép hành nghề không?

Mặc dù ban soạn thảo cho rằng, chứng chỉ này sẽ có tác động tích cực, giúp nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo, nhưng ngược lại, các giáo viên cho rằng, đây là một loại “giấy phép con” không cần thiết, không cần phải có trong Luật Nhà giáo.

Ý kiến không cần thiết cho rằng, trong thực tế, giáo viên đã có bằng sư phạm do một trường chuyên ngành là sư phạm cấp. Sau đó có thêm các chứng nhận về chuẩn nghề nghiệp giáo viên và nhiều giấy chứng nhận liên quan khác. Việc cần thêm giấy phép hành nghề là rườm rà và không cần thiết.

Đặc biệt lo ngại là những giáo viên đã dạy học mấy chục năm, nay nếu phải thi lấy giấy phép hành nghề với những quy định mới sẽ rất phức tạp. Đối với giáo viên trẻ mới ra trường, việc thi lấy chứng chỉ hành nghề có thể sẽ dễ hơn đối với những giáo viên lớn tuổi.

Nhiều ý kiến khác thì cho rằng giấy phép hành nghề là phù hợp, tuy nhiên cần số hóa thủ tục hành nghề, thủ tục cần gọn, tránh để nhà giáo phải chịu thêm áp lực khi thi giấy phép hành nghề. Đồng thời, Luật cần có quy định rõ hơn việc sử dụng giấy phép hành nghề một cách hợp lý. 

Đồng thời, vấn đề giấy phép hành nghề chỉ đặt ra với người bắt đầu tốt nghiệp đại học sư phạm và làm việc trong các nhà trường.

Trước đây, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, người tham gia giảng dạy vào trường phải có thời gian tập sự 12 tháng. Sau 12 tháng nếu được nhận sẽ có quyết định của lãnh đạo cơ sở giáo dục.

Còn bây giờ, theo dự thảo luật, giáo viên đó khi được nhận vào trường thì sẽ được bộ cấp giấy phép hành nghề sau 12 tháng tập sự.

TS Nguyễn Vinh Hiển nhận định "Có giấy phép hành nghề sẽ dễ dàng đưa các quy định về chuẩn nhà giáo vào cuộc sống, khắc phục việc lạm dụng danh nghĩa nhà giáo, tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế về nhà giáo"

Đồng tình với dự kiến quy định giấy phép hành nghề nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo, TS Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận định, có giấy phép hành nghề sẽ dễ dàng đưa các quy định về chuẩn nhà giáo vào cuộc sống, khắc phục việc lạm dụng danh nghĩa nhà giáo, tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế về nhà giáo.

Từ góc độ giáo dục nghề nghiệp, GS.TSKH Dương Quý Sỹ, Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đánh giá, dự thảo Luật Nhà giáo đã được xây dựng toàn diện, công phu, bao phủ hết và không có sự xung đột, chồng chéo với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

GS.TSKH Dương Quý Sỹ, Uỷ viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đánh giá, dự thảo Luật Nhà giáo đã được xây dựng toàn diện, công phu, bao phủ hết và không có sự xung đột, chồng chéo với Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định, nhà giáo và nghề dạy học có những đặc trưng riêng, khác biệt với viên chức của các ngành, lĩnh vực khác, nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Việc dứt khoát phải có giấy phép hành nghề để đảm bảo nhà giáo đúng là người đem lại những phẩm chất, năng lực cần thiết cho đối tượng mà mình dạy học.

Nghề liên quan đến con người chắc chắn cần giấy phép hành nghề

Bàn về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, những điểm nghẽn hiện nay như vị thế nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương… đều đã được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo.

GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, những điểm nghẽn hiện nay như vị thế nhà giáo, tuyển dụng nhà giáo, chính sách tiền lương… đều đã được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo.

Nêu kỳ vọng giải quyết những vấn đề này trong Luật, cũng như khó khăn, rào cản, GS.TS Nguyễn Thị Doan đồng thời có góp ý liên quan đến hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập - đó là hoạt động tự học, học thường xuyên, học suốt đời của nhà giáo.

Về giấy phép hành nghề dạy học, GS.TS Nguyễn Thị Doan khẳng định là cần thiết, nhưng cần nghiên cứu đánh giá tác động qua lại nhiều chiều, mở rộng xin ý kiến nhiều đối tượng, nhất là đội ngũ nhà giáo với nội dung này, rà soát các điều khoản trong dự thảo Luật để đảm bảo tương thích…

Liên quan đến giấy phép hành nghề dạy học, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - ĐH Quốc Gia Hà Nội cho rằng, Luật Nhà giáo còn có một mục đích rất quan trọng: khẳng định dạy học là một nghề. Đã là một nghề liên quan đến con người thì chắc chắn cần giấy phép nghề nghiệp.

Vấn đề cần xin ý kiến là vai trò, tính pháp lý của giấy phép hành nghề dạy học trong mối quan hệ với các chứng chỉ văn bằng khác, trên quan điểm chất lượng, hiệu quả, đơn giản, tránh chồng chéo, gây phiền hà, tốn kém cho nhà giáo và nhà nước.

Cũng từ quan điểm ủng hộ quy định giấy phép hành nghề trong dự thảo Luật Nhà giáo, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM cho rằng, để tránh khối lượng công việc hành chính đồ sộ đặt lên Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội khi triển khai, nên xem xét giao việc cấp giấy phép này cho các cơ sở giáo dục, các Bộ chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát.

Còn TS. Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học PHENIKAA thì đề xuất nên nghiên cứu để tăng cường ứng dụng công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số trong cấp giấy phép hành nghề, như vậy sẽ giải quyết được băn khoăn có thể xảy ra tiêu cực khi thực hiện.

TS. Hồ Xuân Năng đề xuất nên nghiên cứu để tăng cường ứng dụng công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số trong cấp giấy phép hành nghề, như vậy sẽ giải quyết được băn khoăn có thể xảy ra tiêu cực khi thực hiện.

.

Dự thảo Luật Nhà giáo: 5 điểm mới mang tính đột phá
Các chuyên gia đề xuất nhiều ý kiến nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo và một số định hướng đề xuất nhằm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư