Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nhập khẩu vật tư, thức ăn, nguyên liệu "ngốn" 11,36 tỷ USD của ngành nông nghiệp
- 29/06/2015 16:59
 
Trong 6 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 11,36 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm cùng kỳ năm 2014. Một số mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn là thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gỗ và sản phẩm gỗ, đậu tương, ngô
TIN LIÊN QUAN

Theo số liệu của Trung tâm tin học và thống kê Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu của ngành nông nghiệp tiếp tục tăng khá mạnh (6,4%) trong khi xuất khẩu toàn ngành giảm 2,8%. Một số nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất là vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thô để chế biến xuất khẩu (đồ gỗ, thủy sản)... Cụ thể, có 10 nhóm sản phẩm được ngành nông nghiệp nhập khẩu nhiều nhất.

Thứ nhất là mặt hàng phân bón: ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 6 năm 2015 đạt 441 nghìn tấn với giá trị 145 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 6 tháng đầu năm 2015 đạt gần 2,06 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 652 triệu USD, tăng 11,6% về khối lượng và tăng 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 74 nghìn tấn với giá trị đạt 22 triệu USD, tăng 33,9% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014; phân SA ước đạt 551 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 77 triệu USD, tăng 2,8% về khối lượng và tăng 5,3% về giá trị so với năm 2014. Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, mặc dù giảm hơn năm 2014 nhưng vẫn chiếm tới 44,4 % tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này.

Thứ hai, thuốc trừ sâu và nguyên liệu : Ước giá trị nhập khẩu trong tháng 6/2015 đạt 62 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 đạt 400 triệu USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2014. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm tới 55,5% tổng giá trị của mặt hàng này.

Thứ ba, gỗ và sản phẩm gỗ: Uớc giá trị nhập khẩu tháng 6/2015 đạt 155 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,05 tỷ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, nhập khẩu gỗ từ thị trường Lào chiếm tỷ trọng 23,8%, tiếp đến là Campuchia và Trung Quốc lần lượt chiếm 13,9% và 11% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này.

Thứ tư, lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 6/2015 đạt 352 nghìn tấn với giá trị đạt 76 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt gần 1,28 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 329 triệu USD, tăng 31,1% về khối lượng và tăng 5,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính là Úc, chiếm tới 53,8%; tiếp đến là Brazil chiếm 28,5% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này.

Thứ năm, thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 6/2015 ước đạt 303 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,73 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này là Achentina (chiếm 36,6% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (19,2%) và Trung Quốc (7,4%).

Thứ sáu, cao su : Ước khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 6/2015 đạt 37 nghìn tấn với giá trị đạt 63 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 193 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 329 triệu USD, tăng 28,4% về khối lượng và tăng 8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc (chiếm 20,3%), Nhật Bản (16,1%) và Campuchia (13,6%).

Thứ bảy, thủy sản: Ước giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 6/2015 đạt 80 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2015 đạt 506 triệu USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ân Độ (chiếm 30,4%) tiếp đến là Hàn Quốc và Nauy lần lượt là 7,1% và 7,0%.

Thứ tám, hạt điều: Khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 6/2015 ước đạt 130 nghìn tấn với giá trị đạt 154 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 414 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 527 triệu USD, tăng 73,2% về khối lượng và tăng gấp 2,08 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Thứ chín, đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 6/2015 đạt 216 nghìn tấn với giá trị 91 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 948 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu đạt 438 triệu USD, tăng 5,8% về khối lượng nhưng giảm 17,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Thứ  mười, ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 6/2015 đạt 352 nghìn tấn với giá trị đạt 72 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu mặt hàng này trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt gần 3,27 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 744 triệu USD, tăng 36,8% về khối lượng và tăng 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Braxin, Achentina và Ân Độ là 3 thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lượt 58%; 34,9% và 3,4% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này.

Với giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 14,42 tỷ USD, ngành nông nghiệp hiện đang xuất siêu hơn 3 tỷ USD.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư