-
Kết thúc quý III/2024, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm -
MSB: Lợi nhuận 9 tháng đạt 72% kế hoạch năm, động lực chủ yếu nhờ tín dụng -
9 tháng đầu năm 2024, nhiều chỉ tiêu quan trọng của Nam A Bank đã "cán đích" -
HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ đồng, chia cổ tức 20% -
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc -
Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Nội dung văn bản được phát đi trong chiều ngày 22/12 nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, căn cứ diễn biến của thị trường và tình hình tăng trưởng tín dụng, lãi suất của hệ thống tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện một số nội dung sau.
Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN đã thông báo, TCTD chủ động cần đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng đối với nền kinh tế, hạn chế tối đa rủi ro kỳ hạn.
Tập trung cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghề cao); các động lực tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu); xây dựng khu công nghiệp; cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân; các dự án bất động sản nhà ở sắp hoàn thành xây dựng và bàn giao, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đảm bảo tính pháp lý, có thanh khoản tốt, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, các dự án nhà ở thương mại với giá phù hợp.
Kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh chứng khoán, lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là cấp tín dụng với mục đích đầu tư, kinh doanh bất động sản, trong đó kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp...
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP.
Đồng thời, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, thủ tục hành chính, các khoản chi không cần thiết để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay theo quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý đối với các tổ chức tín dụng này.
Ưu tiên nới room tín dụng cho ngân hàng có thanh khoản tốt, nhà băng nào có lợi thế
Trước đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng nhiều lần nhấn mạnh, nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Trong tháng 12/2022, trước bối cảnh các tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng đã cải thiện hơn, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới room tín dụng từ 1,5-2%, tức là tăng thêm hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng để có điều kiện tăng thêm nguồn lực, khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.
Như vậy, room tín dụng theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm, sẽ có khoảng 3,8% room tín dụng. Đây là dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Vì mức tăng này tương đương 240.000 tỷ đồng khi tín dụng được nới thêm như trên dư địa ngân hàng cho vay ra dễ thở hơn, song thực tế nguồn tín dụng chỉ được “nắn” vào lĩnh vực ưu tiên và với tình hình hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện.
Mặc dù tỷ lệ phân bổ về từng ngân hàng chưa được công bố, song đại diện Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần nhấn mạnh nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng là theo hướng các tổ chức tín dụng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. Trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những ngân hàng có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.
Mặt khác, một số ngân hàng vẫn còn room tín dụng theo như đã được phân bổ từ đầu năm. Chẳng hạn như Agribank dư địa tín dụng còn khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này hoặc một ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì NHNN thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Vì vậy, theo Ngân hàng Nhà nước, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.
-
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc -
Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro -
VietinBank 9 năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” -
OCB công bố kết quả kinh doanh 9 tháng: Lợi nhuận trước thuế đạt 2.553 tỷ đồng -
Thống đốc lý giải vì sao nhiều dự án bất động sản có khả năng trả nợ vẫn không vay được vốn -
MSB và Baokim hợp tác thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới -
NCB tung giải pháp tài trợ doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh
-
1 Báo Đầu tư tổ chức Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 -
2 Hiệu chỉnh phương án đầu tư cao tốc Nam Định - Thái Bình -
3 Tháo điểm nghẽn để kéo giảm chi phí logistics -
4 TP.HCM: Dự án không khả thi vẫn nghiệm thu đầu tư và cho nhà thầu ứng tiền ngân sách -
5 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế