
-
Bế mạc Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025
-
Nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2025
-
Chế tài xử lý hành vi gây lãng phí sẽ nghiêm khắc hơn
-
Đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia -
Cán bộ y tế, giáo dục, truyền thông có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình
![]() |
Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh, Trưởng ban Ban Hệ thống tài khoản quốc gia (Cục Thống kê, Bộ Tài chính) |
Mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong nửa đầu năm rất tích cực. Nhưng trước đó, nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện, một số tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam. Bà có thể phân tích rõ hơn về điều này?
Nửa đầu năm nay, bên cạnh những khó khăn, thách thức mà kinh tế thế giới luôn phải đối mặt ở những mức độ khác nhau, như xung đột chính trị, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lạm phát, bảo hộ mậu dịch..., thì khó khăn khác chưa từng xảy ra bất ngờ ập đến, đó là thuế đối ứng của Hoa Kỳ, khiến dòng chảy thương mại, đầu tư trên thế giới đứng trước nguy cơ bị đảo lộn.
Trước những diễn biến mới, nhiều tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của nước ta. Trên bình diện quốc tế, trước sức nặng của thuế đối ứng, kinh tế thế giới năm 2025 được các tổ chức quốc tế dự báo chỉ tăng 2,2 - 2,9%, giảm 0,2 - 0,5 điểm phần trăm so với dự báo mà chính các tổ chức này đưa ra hồi đầu năm.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,52% (mức tăng cao nhất so với tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng trong vòng 15 năm trở lại đây), trái ngược với dự báo của các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, quý II (thời điểm Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng với Việt Nam lên tới 46%) tăng trưởng 7,96%.
Có thể nói, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 của Việt Nam là kết quả từ sự phục hồi và phát triển đồng bộ của các khu vực kinh tế, được thúc đẩy bởi sự ổn định của chính sách vĩ mô, dòng vốn đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự phục hồi của nhu cầu nội địa và khả năng khai thác hiệu quả các lợi thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Có lẽ, trước đó, các tổ chức quốc tế hạ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vì cho rằng, xuất khẩu - một trong 3 động lực tăng trưởng chính của Việt Nam - sẽ suy giảm, do tác động của thuế đối ứng. Nhưng trên thực tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nửa đầu năm nay của nước ta đạt trên 432 tỷ USD, tăng hơn 16%. Trong đó, xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng gần 18%. Đây là điều không tổ chức tài chính quốc tế nào lường trước khi đưa ra dự báo.
Bỏ qua nhân tố xuất khẩu, theo bà, những yếu tố nổi bật nào đã hỗ trợ tăng trưởng của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm?
Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu, các động lực tăng trưởng như đầu tư công, đầu tư tư nhân, thị trường nội địa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời, như miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, lãi suất ngân hàng...
Niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng của kinh tế Việt Nam cũng là nhân tố hỗ trợ tăng trưởng. Đặc biệt, tháng 6 đã chứng kiến sự bứt phá chưa từng có của cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Làn sóng khởi nghiệp và quay trở lại hoạt động mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh là dấu hiệu cho thấy, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân đã phát huy hiệu quả, có sự thẩm thấu vào nền kinh tế, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, phát triển kinh doanh của người Việt.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, có hơn 152.700 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có trên 61.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng hơn 57%. Đây đều là những con số kỷ lục.
Thị trường chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư cá nhân vào triển vọng của doanh nghiệp niêm yết. Nửa đầu năm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục khởi sắc, Chỉ số VN-Index vượt đỉnh 3 năm, bất chấp biến động từ tình hình địa chính trị toàn cầu. Tâm lý nhà đầu tư được củng cố nhờ niềm tin cũng như sự kỳ vọng vào cơ chế, chính sách đã, đang và sẽ được triển khai.
Kết quả đạt được rất tích cực, nhưng lúc này, cần chỉ ra những hạn chế, khó khăn cản trở mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay và 2 con số vào những năm tiếp theo, thưa bà?
Ở bên ngoài, xung đột địa chính trị giữa các quốc gia ngày càng căng thẳng, khó lường là nguồn rủi ro lớn đối với kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa, qua đó sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng suy yếu là yếu tố bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn như dệt may, đồ gỗ, da giày, điện tử… Biến động tăng tỷ giá sẽ gây áp lực lên chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu và thanh toán nợ vay ngoại tệ.
Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn môi trường, phát thải carbon và truy xuất nguồn gốc được nhiều nước dựng lên ngày càng khắt khe, khiến doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong việc tuân thủ.
Trong nước, khó khăn có thể kể đến là sản xuất công nghiệp phục hồi chưa vững chắc. Một số ngành như điện tử, dệt, da giày, chế biến gỗ… bắt đầu có dấu hiệu “hụt hơi” do cạnh tranh về giá từ các quốc gia khác. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn điểm nghẽn do vướng mắc giải phóng mặt bằng, năng lực thực hiện dự án ở địa phương còn hạn chế... Tiêu dùng trong nước phục hồi, nhưng chưa mạnh. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng chưa đủ mạnh để tạo động lực lan tỏa tới toàn nền kinh tế.
Thể chế pháp lý đang được hoàn thiện, nhưng nhiều chính sách còn chưa ổn định, nhất là sau khi sáp nhập đơn vị hành chính. Bên cạnh đó, lao động chi phí rẻ không còn là lợi thế quốc gia; lao động có trình độ để bắt kịp với công nghệ hiện đại còn thiếu, chưa đồng đều trong lực lượng lao động, thiếu lao động chất lượng cao. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước; thị trường vốn, thị trường chứng khoán chưa phát huy tương xứng với tiềm năng, làm gia tăng áp lực cho thị trường tiền tệ.
Cục Thống kê đã tập trung phân tích, chỉ ra những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt để trình Bộ Tài chính và các cấp có thẩm quyền đưa ra các giải pháp tháo gỡ.

-
Niềm tin của nhà đầu tư là nhân tố hỗ trợ tăng trưởng -
Đại học quốc gia được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia -
Hướng dẫn điều kiện nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam -
Cán bộ y tế, giáo dục, truyền thông có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình -
Sân bay Nội Bài chào đón đường bay kết nối Hà Nội với Châu Phi của Ethiopian Airlines -
Quảng Trị xem xét hỗ trợ cán bộ di chuyển ra làm việc tại trụ sở mới -
Hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân bị phạt tiền tối đa 10 lần khoản thu
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng