
-
VN-Index vững mốc 1.226 điểm trước kỳ nghỉ lễ
-
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
Ông nghĩ sao khi nhiều ý kiến cho rằng, cách tính nợ công của Việt Nam hiện không theo thông lệ quốc tế?
Tôi khẳng định, quản lý nợ công của Việt Nam hoàn toàn tuân theo thông lệ quốc tế.
Tôi đã nghiên cứu mô hình quản lý nợ công ở nhiều nước trên thế giới, cả những nước có nền kinh tế phát triển, đang phát triển và chậm phát triển và thấy rằng, quản lý, phân loại nợ công của Việt Nam không có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế.
Tức là, nợ công gồm 3 thành phần: nợ chính phủ, nợ chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
![]() | ||
Tính đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam tương đương 54,9% GDP.
Trong đó, nợ chính phủ chiếm 78,5%; nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 20,7% và nợ của chính quyền địa phương chiếm 0,8%.
Còn tính đến cuối năm 2012, theo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, nợ công của Việt Nam tương đương 54,1% GDP.
Theo ông, tỷ lệ nợ công hiện nay có thực sự bảo đảm an toàn như tuyên bố của Bộ Tài chính từ trước đến nay?
Theo Quyết định 689/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quản lý nợ trung hạn 2013-2015, thì đến năm 2015, nợ công không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Cũng theo quyết định này, đến năm 2015, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.
So với tiêu chuẩn trên, thì nợ công của Việt Nam rất an toàn, an ninh tài chính quốc gia được bảo đảm. Cho đến thời điểm này, Chính phủ luôn bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi đúng hạn, chưa để khoản nợ nào dây dưa.
Nhưng vấn đề là, trong cơ cấu nợ công, thì khoản vay nước ngoài chiếm tới 60,82%, rất dễ dẫn đến rủi ro?
Từ trước đến nay, chưa năm nào chúng ta không bội chi. Khoản bù đắp bội chi phải được vay trong và ngoài nước, nếu vẫn không cân đối đủ, thì phải tạm ứng của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc phát hành tín phiếu, nhưng phải hoàn trả trong năm ngân sách.
Các khoản vay nước ngoài của chúng ta chủ yếu là vay vốn ODA với lãi suất thấp, có nhiều khoản chỉ phải trả với lãi suất 0,28%/năm và thời gian vay thì rất dài, ít nhất là 20 năm, thông thường là 30 năm, thậm chí là 40 năm. Như vậy, rõ ràng là, so với vay trong nước, vay nước ngoài có nhiều ưu thế hơn.
Tuy nhiên, kể từ năm 2010, Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nên việc đàm phán vay vốn ODA khó hơn. Lãi suất phải trả cũng cao hơn, nên chúng ta đang dần chuyển hướng vào việc huy động trong nước để bù đắp bội chi. Tôi cho rằng, nếu có thể thì vẫn tiếp tục vay vốn ODA để đầu tư phát triển, nhưng dù vay trong hay ngoài nước, vay vốn ODA hay vay thương mại, thì vẫn phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an tài chính quốc gia và tuyệt đối chấp hành Quyết định 689/QĐ-TTg.
Vấn đề đặt ra nữa là việc sử dụng vốn vay. Kiểm toán Nhà nước cho biết, hầu hết các dự án được Chính phủ cấp bảo lãnh chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tổng số vốn đầu tư của dự án, thưa ông?
Những dự án mà chủ đầu tư không bảo đảm đủ vốn đối ứng tối thiểu 20% tổng số vốn đầu tư là làm sai quy định, vi phạm pháp luật. Kết luận của Kiểm toán Nhà nước đã rõ, vấn đề là phải xử lý thật nghiêm những đơn vị vi phạm, không thể xử lý bằng hình thức “rút kinh nghiệm được”. Tôi đề nghị, Kiểm toán Nhà nước phải kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý thật nghiêm tất cả tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Bởi việc sử dụng vốn đi vay do Chính phủ bảo lãnh mà không bảo đảm đúng yêu cầu, thì sẽ ảnh hưởng ngay tới an ninh tài chính quốc gia.
Mạnh Bôn
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu -
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán -
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)