
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới -
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
Theo đánh giá của ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, thì chất lượng câu hỏi chất vấn và phần trả lời chất vấn chấp nhận được.
![]() | ||
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên |
Ông đánh giá thế nào về câu hỏi chất vấn?
Nhiều câu hỏi đi trực tiếp vào vấn đề mà cử tri quan tâm. Như sau khi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời một số cơ quan quản lý thị trường phải “kiểm định” chất lượng bằng miệng, ngay sau đó Đại biểu Nguyễn Thị Khá hỏi lại ngay: “Thế kiểm định thuốc trừ sâu bằng gì?”.
Tương tự, nhiều đại biểu không hề vòng vo khi chất vấn thẳng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình về tuyển dụng công chức, viên chức có vấn đề; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có vấn đề, nếu không muốn nói là thấp...
Còn phần trả lời của các thành viên Chính phủ thì sao, thưa ông?
Nhìn chung, các bộ trưởng trả lời thẳng thắn, không né tránh. Đơn cử, đối với Nghị định 115/2013/NĐ-CP về việc chuyển các trường cao đẳng ở địa phương sang ngành giáo dục và đào tạo quản lý, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình khẳng định, nhiều nội dung không phù hợp dẫn đến tình trạng tổ chức thực hiện chưa thống nhất, có tỉnh làm, có tỉnh không, thậm chí trong một địa phương, có nơi làm, nơi không.
Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có thể thấy, quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với một số văn bản chưa được chuẩn bị kỹ, nên khó đi vào cuộc sống, các nơi hiểu và vận dụng khác nhau, nên Chính phủ và các bộ, ngành phải có biện pháp xử lý ngay.
Trong phần chất vấn, có nhiều vấn đề mà thẩm quyền của một bộ không làm được thì các bộ trưởng các bộ ngành liên quan cũng đã trả lời và có cam kết thực hiện. Đặc biệt, sự tham gia trả lời chất vấn của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về những vấn đề như vậy được đại biểu Quốc hội và cử tri đánh giá rất cao.
Các câu hỏi chất vấn về chất lượng công chức, viên chức rất thẳng thắn, nhưng ông có nhận thấy, cách trả lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hơi lòng vòng?
Tôi cho rằng, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình đã cố gắng làm rõ và giải trình các vấn đề liên quan đến chất lượng cán bộ, công chức, mà đại biểu cho rằng có tỷ lệ không nhỏ cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Tuy nhiên, quản lý cán bộ, quản lý con người liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan.
Bên ngạch đảng thì có Ban tổ chức Trung ương; bên Quốc hội, Tòa án, Viện Kiểm sát, đoàn thể đều có kênh quản lý công chức, viên chức riêng. Vì vậy, về cán bộ, công chức, chỉ mình Bộ Nội vụ không thể đánh giá định lượng được, mà phải tham khảo ý kiến của các cơ quan, ban, ngành khác.
Nếu lần sau được chất vấn tại Quốc hội hay tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ phải phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, bộ, ngành, địa phương để nắm sâu sát tình hình hơn thì sẽ thuyết phục được đại biểu Quốc hội cũng như cử tri cả nước.
Cử tri theo dõi trực tiếp phiên chất vấn vẫn không hài lòng khi nhiều bộ trưởng không nhận rõ trách nhiệm cụ thể về mình?
Tuy không trực tiếp đề cập trách nhiệm của mình, nhưng trả lời của các bộ trưởng cho thấy rõ trách nhiệm của các bộ. Ví dụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói rằng, Nghị định 115/2013/NĐ-CP không phù hợp thì đương nhiên có trách nhiệm của không chỉ Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà còn có trách nhiệm của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, tôi mong muốn, các bộ trưởng phải chủ động hơn trong việc làm rõ trách nhiệm của mình và của ngành mình.
Trong phần trả lời của mình, các bộ trưởng nhắc quá nhiều từ đề án này, đề án nọ. Đề án, theo cách hiểu của người dân thì làm cũng được, không làm chẳng chết ai, vì đề án chỉ đặt ra mục tiêu phấn đấu?
Cách hiểu như vậy chưa đúng, vì sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành phê duyệt đề án, thì luôn có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, các chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện.
Cử tri đặc biệt quan tâm đến Đề án giảm 100.000 công chức, viên chức và mong muốn Bộ Nội vụ phải có ngay câu trả lời là khi nào hoàn thành được đề án này. Nhưng mong mỏi của cử tri chưa thực hiện được, vì đề án này liên quan đến 100.000 con người làm việc trong khu vực nhà nước, nên hiện có rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Vì vậy, Bộ Nội vụ phải nghiên cứu, tham khảo rất thận trọng trước khi trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến và triển khai thực hiện.
Mạnh Bôn
-
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật -
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới -
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4 -
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025