-
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM
Tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp của ASEAN+3 nhấn mạnh những nước này "đều nhận thức được rằng việc tiếp tục tăng cường khả năng thanh khoản toàn cầu có thể gây ra tình trạng đầu tư mạo hiểm, đầu cơ vay nợ, mở rộng tín dụng và bong bóng tài sản."
Tuyên bố có đoạn viết: "Chúng tôi nhất trí rằng chính sách tiền tệ cần duy trì các mục đích theo hướng phục vụ các mục tiêu trong nước."
Tại cuộc họp này, diễn ra bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khai mạc ngày 4/5, các nước ASEAN+3 cũng nhất trí nâng vị thế Phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) thành một tổ chức quốc tế.
Ngoài ra, các nước ASEAN+3 còn tán thành một sáng kiến về "Tăng trái phiếu phát triển tài trợ cho cơ sở hạ tầng" để thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng ở các nước Đông Nam Á.
Các bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng trung ương và các quan chức cấp cao 13 nước cho rằng Sáng kiến thị trường trái phiếu ASEAN (ABMI) liên tục tiến triển dưới sự bảo trợ của ASEAN+3 trong việc thúc đẩy phát hành và tạo điều kiện thuận lợi cho trái phiếu có mệnh giá theo đồng nội tệ.
Bên lề hội nghị ADB cũng đã diễn ra Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản và ASEAN.
Tại hội nghị, hai bên đã nhất trí các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác tài chính, trong đó Nhật Bản cam kết tái khởi động các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với Malaysia, Singapore và Thái Lan, đồng thời củng cố các thỏa thuận song phương hiện có với Indonesia và Philippines.
Ngoài ra, các quan chức tài chính Nhật Bản và ASEAN còn nhất trí để các công ty Nhật Bản hoạt động tại các nước ASEAN tăng cường sử dụng các đồng tiền địa phương và Bộ Tài chính Nhật Bản mua trái phiếu bằng quỹ trao đổi thương mại ở các nền kinh tế châu Á đang nổi lên để thúc đẩy các thị trường trái phiếu trong khu vực.
Tokyo cũng đề xuất hỗ trợ cải cách hệ thống tài chính ở những nước như Việt Nam và Myanmar; thành lập các nhóm làm việc song phương với Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan nhằm đạt những tiến triển cụ thể trong hợp tác tài chính./.
(TTXVN)
Theo Vietnamplus
-
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang