-
Sẽ chặn Temu, Shein nếu không hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024 -
Thừa Thiên Huế tích cực hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam -
Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chính -
Vietnam Airlines hợp tác đưa gần 300.000 khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam -
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển
Trong 2 ngày 29 và 30/06/2016, tại Khách sạn Reverie Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) đã phối hợp với Công ty Quốc tế (ECV) tổ chức Hội nghị Quốc tế Diễn đàn Dệt May Việt Nam - lần thứ 2.
Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện được tổ chức thường niên tại Trung Quốc và Việt Nam, thu hút sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước.
Phó chủ tịch VCOSA, ông Nguyễn Sơn cho biết, ngành dệt may có nhu cầu rất lớn về vải xuất khẩu, nhưng “nút thắt cổ chai” tại khâu dệt nhuộm của chuỗi cung ứng đang khiến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp không cao do phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu vảim chủ yếu từ Trung Quốc.
Chỉ tính riêng năm 2015, chi nhập khẩu vải phục vụ ngành dệt may đã chạm 11 tỷ USD.
Ông Nguyễn Sơn, Phó chủ tịch VCOSA cho rằng, “nút thắt cổ chai” về nguyên liệu, đặc biệt là sản xuất vải khiến doanh nghiệp dệt may phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu. |
Hiện, nguồn cung trong nước chỉ sản xuất được 2,8 tỷ m² vải, trong khi nhu cầu cần để sản xuất 8,9 tỷ m² vải, do đó Việt Nam phải nhập khẩu hơn 6 tỷ m² vải, chiếm hơn 60%, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy, ngành dệt may Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt khi một loạt FTA có hiệu lực, điển hình là TPP, với quy định xuất xứ từ sợi trở đi sẽ khiến các doanh nghiệp vất vả hơn trong việc chứng nhận xuất xứ để hưởng thuế về 0%.
Theo dự báo của các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, đến năm 2025, ngành kéo sợi Việt Nam phải có được 17,9 triệu cọc sợi và 12 tỷ m² vải.
Tăng trưởng xuất khẩu dệt may đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2015, xuất khẩu đạt 27 tỷ USD, nhưng trên 60% trong tổng kim ngạch do các doanh nghiệp FDI nắm giữ.
Điều này cũng được đại diện VCOSA thừa nhận, dệt may có tốc độ phát triển nhanh nhưng không đồng đều, vải phát triển nhanh nhưng ngành dệt, nhuộm hoàn tất còn phát triển chậm, lượng vải phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ Trung Quốc và tạo ra “nút thắt” ở khâu nhuộm và hoàn tất, tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 50%.
Ngành công nghiệp xem như mất cân bằng, quy trình cắt may chiếm tỷ lệ chính khoảng 70%, quản lý sản xuất trình độ công nghệ còn thấp. Công ty trong ngành chủ yếu vừa và nhỏ, mức đầu tư thấp, trang thiết bị hạn chế, nhiều rào cản thương mại, kỹ thuật, quy định hóa chất, bảo hiểm xã hội… đã dẫn đến nhiều khó khăn cũng như chi phí tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh so với Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh…
Hầu hết đại diện các Tập đoàn có mặt tại Hội nghị đều cho rằng, để phát triển bền vững, giá trị gia tăng cao, ngành dệt may Việt Nam cần phải cân đối, cấu trúc lại sản xuất sao cho phù hợp với mô hình phát triển dệt may toàn cầu theo hướng phải có chỗ đứng trong chuỗi cung ứng khép kín của các nhà đặt hàng quốc tế.
Mục tiêu xuất khẩu 31 tỷ USD hàng dệt may, xơ sợi, vải...của ngành dệt may trong năm 2016 đang vấp phải khó khăn, khi đơn hàng sụt giảm, phải cạnh tranh với các quốc gia láng giềng như Campuchia, Myanmar...
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, xuất khẩu dệt may của cả nước trong 5 tháng đầu năm đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015.
-
Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines -
Doanh nhân Tạ Thanh Hải, Đồng sáng lập Công ty Công nghệ OLLI: Đưa AI đến từng ngóc ngách cuộc sống người Việt -
Đề xuất thay đổi mô hình tại Vietravel Airlines -
Sẽ chặn Temu, Shein nếu không hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024
-
Thừa Thiên Huế tích cực hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Philippines khởi xướng điều tra tự vệ với xi măng, doanh nghiệp Việt phải phối hợp -
Viettel Post đầu tư công viên logistics; Vinhomes thêm 2 công ty khu công nghiệp; Hoa Sen lập tổng kho ở Hà Nam -
Nhà đầu tư giao thông lo ngại thông tin chưa đúng về tình hình tài chính -
Vietnam Airlines hợp tác đưa gần 300.000 khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam -
T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam -
Gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp: Đòi hỏi tư duy thúc đẩy phát triển
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/11 -
2 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
3 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
4 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
5 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70%
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng