-
Những dấu ấn nổi bật của lực lượng Công an Nhân dân trong năm 2024 -
Nghệ An: Thị xã Hoàng Mai sẽ lên thành phố vào năm 2030 -
Thừa Thiên Huế sẽ sắp xếp, phân bổ biên chế công chức hợp lý khi lên Trung ương -
Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025 -
Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp -
Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Ảnh minh hoạ. Nguồn: TTXVN |
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Tuy nhiên, qua gần 3 năm thực hiện, một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn.
Bên cạnh đó, thực tiễn những vụ việc vi phạm vừa qua được phát hiện cho thấy các chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng còn chưa bảo đảm được tính răn đe. Ngoài ra, một số mức phạt tiền còn cao, dẫn đến chưa bảo đảm tính khả thi, các cơ quan ở địa phương không có thẩm quyền để xử phạt.
Do đó, tại dự thảo, Bộ đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, tách Điều 11 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP thành 7 điều quy định về các hành vi vi phạm liên quan đến quy trình vận hành liên hồ chứa; vi phạm quy định về vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa; vi phạm quy định về vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ và đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa...
Theo dự thảo, mức phạt đối với hành vi vi phạm quy trình vận hành liên hồ chứa được đề xuất từ 10 triệu đến 250 triệu đồng trong từng trường hợp vi phạm đối với cá nhân. Tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ tăng gấp 2 lần cá nhân.
Cụ thể, cá nhân vi phạm một trong các hành vi như thực hiện không đúng việc quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng nước đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn đúng tần suất và các thời điểm quy định; thực hiện bản tin dự báo không đúng các nội dung quy định sẽ bị phạt từ 10- 15 triệu đồng (mức thấp nhất).
Tương tự, mức phạt cao nhất từ 220 - 250 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi gia tăng lưu lượng xả, không đảm bảo mực nước tối thiểu của hồ chứa ở các thời điểm tiếp theo dẫn đến không đảm bảo đủ nước cấp cho hạ du cũng như gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và các đối tượng sử dụng nước khác phía hạ du.
Ngoài ra, mức phạt cao nhất cũng được áp dụng với các trường hợp vi phạm quy định về không đảm bảo thời gian xả trong mùa lũ quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa; vi phạm quy định về bảo đảm lưu lượng sau công trình trong mùa cạn theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa...
-
Chưa tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu trong năm 2025 -
Chờ sắp xếp bộ máy, kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp -
Ban hành Thông tư quy định quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai -
Cần giải quyết dứt điểm tình trạng chậm cấp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc -
Xuất khẩu năm 2025 dự báo sẽ tích cực -
Quảng Trị tìm giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh -
Dấu ấn nổi bật trong xúc tiến thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025