
-
Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh
-
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
![]() |
Cảnh khô hạn trên cánh đồng tại thị trấn Walgett, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN |
Theo phóng viên TTXVN tại London, WMO và Met Office cảnh báo, từ nay đến năm 2026, có 48% khả năng nhiệt độ hằng năm của Trái Đất sẽ tăng vượt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy tốc độ nóng lên của Trái Đất đang gia tăng đáng báo động so với 7 năm trước khi mà khả năng nhiệt độ tăng vượt mức 1,5 độ C trong 5 năm gần như bằng 0.
Các nhà khoa học tại WMO và Met Office đã phân tích khoảng 120 dự báo khí hậu khác nhau để tính toán khả năng mức tăng nhiệt độ toàn cầu vượt ngưỡng 1,5 độ C và dự báo nhiệt độ toàn cầu có khả năng tăng trong giai đoạn từ 2022-2026.
Nhà nghiên cứu tại Met Office và là người đứng đầu nghiên cứu, Leon Hermanson, cho rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 1,5 độ C đang trở nên khó khăn hơn.
Ông Leon Hermanson cho biết lượng khí thải toàn cầu đang gia tăng khi hoạt động kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, với lượng khí thải carbon vào năm ngoái đạt mức cao nhất từng được ghi nhận. Cuộc xung đột ở Ukraine cũng gây thêm trở ngại cho các nỗ lực hợp tác khí hậu khi một số quốc gia có kế hoạch sử dụng nhiều than đá hơn để thay thế nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Điều này khiến việc đạt được các mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được 197 quốc gia thông qua vào năm 2015 nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và tốt nhất dưới 1,5 độ C, càng trở nên khó khăn.
Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland vào tháng 11 năm ngoái, hơn 80% quốc gia nhất trí thông qua các mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên, có rất ít hành động về chính sách để thực hiện các mục tiêu này kể từ sau hội nghị và việc đạt được các mục tiêu quốc gia hiện đạt rất ít tiến triển trước Hội nghị thượng đỉnh khí hậu tiếp theo tại Ai Cập vào cuối năm nay.
Tổng thư ký WMO, Petteri Taalas, cho biết mức tăng 1,5 độ C không phải là con số ngẫu nhiên mà là chỉ số về ngưỡng mà các tác động khí hậu sẽ gây hại cho con người và toàn bộ hành tinh. Các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng, hỏa hoạn, hạn hán và lũ lụt là những tác động có khả năng xảy ra nhiều hơn khi Trái Đất nóng lên.

-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính -
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower