-
Chính sách mới của chính quyền Tổng thống Trump sẽ tác động đáng kể đến xu hướng xanh toàn cầu -
Quảng Ninh: Thêm doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ về dự án xử lý chất thải rắn -
Sửa đổi quy định về tái chế đồ uống đóng chai -
Doanh nghiệp tích cực đầu tư trong hành trình giảm phát thải carbon -
Hoàn thiện kịch bản nguồn nước cho các lưu vực sông quan trọng -
Vingroup phát động chiến dịch “Vì Thủ đô trong xanh” nhằm giảm ô nhiễm không khí
Việt Nam phát triển thị trường các-bon theo mô hình tập trung. |
Việt Nam hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050
Mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế các-bon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Đề án đặt mục tiêu đến trước tháng 6 năm 2025: Từng bước xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thí điểm sàn giao dịch các-bon; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức vận hành thị trường các-bon.
Năng lực quản lý, tổ chức vận hành thị trường các-bon của cơ quan quản lý nhà nước, năng lực và nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng việc sẵn sàng tham gia thị trường các-bon.
Theo Đề án, hàng hóa trên thị trường các-bon gồm 02 loại:
1- Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, được phân bổ cho các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phương thức miễn phí và phương thức đấu giá.
2- Tín chỉ các-bon được xác nhận giao dịch trên thị trường, trong đó gồm:
- Tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước theo quy định của pháp luật;
- Tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon quốc tế: Tín chỉ các-bon thu được từ Cơ chế phát triển sạch (CDM); Tín chỉ các-bon thu được từ Cơ chế tín chỉ chung (JCM); Tín chỉ các-bon thu được theo Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.
Phương thức giao dịch
Việc giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon được thực hiện trên sàn giao dịch các-bon trong nước.
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch các-bon trong nước theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.
Việc tổ chức giao dịch trên thị trường các-bon được thực hiện theo phương thức tập trung trên sàn giao dịch các-bon.
Hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn sẽ được cấp mã số trong nước để phục vụ cho việc giao dịch, mã số được cấp là duy nhất và không trùng lắp. Chủ thể khi tham gia giao dịch trên thị trường các-bon tại Việt Nam có tài khoản lưu ký giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính hoặc tài khoản lưu ký giao dịch tín chỉ các-bon. Hoạt động đăng ký, cấp mã số hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon được thực hiện tập trung để đảm bảo dữ liệu được thống nhất, đồng bộ và bảo đảm yêu cầu quản lý, giám sát.
Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung ứng dịch vụ lưu ký, thanh toán giao dịch theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.
Việc thanh toán giao dịch sẽ do hệ thống tự động thực hiện trên cơ sở kết quả giao dịch do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội gửi, đảm bảo nguyên tắc việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện đồng thời với thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán. Việc thanh toán tiền cho giao dịch trên sàn giao dịch các-bon do ngân hàng thương mại đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thực hiện.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước, đảm bảo không để phát triển tự do, tự phát, gây thất thoát tài nguyên, tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội.
Lộ trình triển khai thị trường các-bon
Giai đoạn thực hiện thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028
- Triển khai thực hiện thí điểm thị trường các-bon trên toàn quốc. Việc chuyển nhượng tín chỉ các-bon, kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho đối tác nước ngoài, quốc tế được nghiên cứu, quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật và được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Toàn bộ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí cho các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc một số lĩnh vực phát thải lớn.
- Tín chỉ các-bon được xác nhận giao dịch trên sàn giao dịch các-bon, trong đó gồm các tín chỉ các-bon thu được từ: (i) Chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước; (ii) Cơ chế phát triển sạch (CDM); (iii) Cơ chế tín chỉ chung (JCM); (iv) Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.
- Tỷ lệ tín chỉ các-bon sử dụng để bù trừ phát thải khí nhà kính trên tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở do Chính phủ quy định.
- Chủ thể tham gia giao dịch trên sàn giao dịch các-bon là: (i) các cơ sở phát thải khí nhà kính lớn thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; (ii) tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia mua, bán tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon.
Giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029
- Thị trường các-bon được vận hành chính thức trên toàn quốc.
- Các lĩnh vực, cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét mở rộng theo lộ trình.
- Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí và phân bổ qua đấu giá. Tỷ lệ chi tiết về phân bổ miễn phí, đấu giá hạn ngạch phát thải khí nhà kính sẽ được đề xuất trong giai đoạn triển khai thí điểm và sau khi có đầy đủ thông tin, số liệu về hạn ngạch phát thải khí nhà kính được cấp, khối lượng giao dịch.
- Xem xét bổ sung thêm các loại tín chỉ các-bon được xác nhận để giao dịch trên sàn giao dịch các-bon.
- Tỷ lệ tín chỉ các-bon sử dụng để bù trừ phát thải trên tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở do Chính phủ quy định.
- Xem xét mở rộng chủ thể được tham gia giao dịch tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon (điều chỉnh điều kiện tổ chức, cá nhân được tham gia giao dịch trên sàn giao dịch các-bon)...
5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp
Đề án đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về hàng hóa trên thị trường các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về chủ thể tham gia thị trường các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về hệ thống đăng ký quốc gia và sàn giao dịch các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức vận hành thị trường các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực.
-
Chính sách mới của chính quyền Tổng thống Trump sẽ tác động đáng kể đến xu hướng xanh toàn cầu -
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 -
Vedan Việt Nam trao hơn 2.000 phần quà tới người dân có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
Liên hợp quốc kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ các sông băng trên toàn cầu
-
Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam -
Quảng Ninh: Thêm doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ về dự án xử lý chất thải rắn -
Tái chế nhựa: Lối đi sáng cho môi trường và kinh tế Việt Nam -
Sửa đổi quy định về tái chế đồ uống đóng chai -
Thành lập Ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư năm 2025 -
Xây dựng nhà máy vắc-xin “xanh” hướng đến mục tiêu Net Zero -
Doanh nghiệp tích cực đầu tư trong hành trình giảm phát thải carbon
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green