Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14
Phí tổn kinh tế do rượu, bia ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng
Thế Hoàng - 09/11/2018 10:14
 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ. Tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ.

Sáng ngày 9/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ.

Những ảnh hưởng bất lợi của sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng và là thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam đã cam kết.

Theo thống kêm mỗi năm trên thế giới, rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá. Tại Việt Nam, rượu, bia xếp thứ 05 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu.

Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy năm 2012 có 8,3% số trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia, 71,7% trường hợp tử vong do xơ gan ở nam do sử dụng rượu, bia. 15% số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần là dành cho điều trị người bệnh loạn thần do rượu, bia. Bên cạnh đó, tổn hại sức khoẻ do ngộ độc rượu, bia trong đó có rượu, bia không bảo đảm chất lượng, không kiểm soát được nguồn gốc, rượu pha từ cồn công nghiệp.

Tình trạng sử dụng rượu, bia còn có thể gây ra tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội và gia đình. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới.

Sử dụng rượu, bia còn gây ra gánh nặng kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội do các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.

Tại Việt Nam, nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, với những ảnh hưởng trên cả ba khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế, rượu, bia thực sự là trở ngại lớn đối với 13/17 mục tiêu và 52/169 chỉ tiêu phát triển bền vững đồng thời khẳng định, việc ban hành Luật Phòng chống tác hại rượu bia là cần thiết để thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Pháp luật hiện hành mới chủ yếu quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rượu, bia, chưa điều chỉnh đầy đủ đối với phòng chống tác hại rượu bia nên cần phải được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với yêu cầu phòng chống tác hại rượu bia. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy nhiều quốc gia đã ban hành chính sách, pháp luật về phòng chống tác hại rượu bia và thực hiện hiệu quả .

Cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật có liên quan đến phòng chống tác hại rượu bia tại Việt Nam và các quy định pháp luật quốc tế có liên quan; khảo sát thực tế tại địa phương đối với công tác phòng chống tác hại rượu bia, tình hình quản lý sản xuất và kinh doanh rượu, bia.

Theo đó, bố cục dự thảo Luật gồm 7 chương và 38 điều. Luật chỉ điều chỉnh đối với rượu và bia vì đây là 2 sản phẩm phổ biến nhất có chứa cồn, chiếm khoảng 99,7% thị phần tại Việt Nam, các tác hại chủ yếu từ 2 loại sản phẩm này, phù hợp với thực tiễn và khả năng quản lý hiện nay.

Để phù hợp với mục tiêu của Luật là bảo vệ sức khỏe người dân khỏi tác hại của rượu, bia, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, dự thảo Luật tập trung quy định các biện pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu các tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và các hệ lụy xã hội khác trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia như quy định các hành vi bị nghiêm cấm, kiểm soát điều kiện kinh doanh, bảo đảm chất lượng, an toàn; đối tượng, địa điểm, phương thức không được bán rượu, bia kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức....

Góp ý Dự thảo Luật Chứng khoán
Ngày 7/11, Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp góp ý Dự thảo Luật chứng khoán. Theo Dự thảo lần này, nhiều nội dung mới đã được đưa ra lấy ý...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư