Bước sang phiên giao dịch chiều, sau khoảng 20 phút thăm dò, lực cầu đã bắt đầu có dấu hiệu nhập cuộc giúp thị trường dần hồi phục. Đà tăng càng được nới rộng hơn sau 14h, với sự khởi sắc của một số mã bluechip, đặc biệt là đà tăng vọt của “ông lớn” VNM cùng bộ 3 họ Vingroup, đã giúp VN-Index vượt qua mốc 920 điểm.

Đóng cửa, sàn HOSE khá cân bằng với 153 mã giảm và 142 mã tăng, VN-Index tăng 3,06 điểm (+0,33%) lên 921,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 118,73 triệu đơn vị, giá trị 3.606,13 tỷ đồng, giảm 13,94% về lượng nhưng tăng hơn 17% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 28,28 triệu đơn vị, giá trị 1.624,2 tỷ đồng, riêng MSN thỏa thuận 12,38 triệu đơn vị, giá trị hơn 999 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 26/11
Diễn biến VN-Index phiên 26/11

Như đã nói ở trên, VNM có công khá lớn trong việc kéo thị trường đi lên. Cùng lực cầu trong nước khá sôi động, nhà đầu tư nước ngoài cùng đua mua mạnh, giúp cổ phiếu VNM leo cao. Kết phiên, VNM tăng 4,3% lên 123.100 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 1,82 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng tới hơn 1 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, cũng góp phần hỗ trợ tốt cho thị trường là sự khởi sắc của họ Vingroup, cụ thể VIC tăng 1,5% lên 100.500 đồng/CP, VHM tăng 1,2% lên đồng/CP, VRE tăng 0,5% lên 30.950 đồng/CP.

Ngoài ra, một số mã lớn cũng giao dịch trên mốc tham chiếu như MSN, CTG, HPG, MWG, NVL…

Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ phân hóa nhẹ thì họ dầu khí vẫn duy trì đà giảm trước thông tin khá tiêu cực từ giá dầu thô. Kết phiên, GAS giảm 1,84% xuống 90.800 đồng/CP, PLX giảm 0,2% xuống 58.100 đồng/Cp, PVD giảm 1,3% xuống 15.300 đồng/CP.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC dẫn đầu thanh khoản với 3,62 triệu đơn vị và đóng cửa tại mốc tham chiếu 5.280 đồng/CP, trong khi ASM lùi về vị trí thứ 2 với 3,36 triệu đơn vị được khớp lệnh và kết phiên tại mức giá 10.500 đồng/CP, giảm 2,3%.

Trên sàn HNX, giao dịch khá buồn tẻ. Sắc đỏ duy trì trong suốt cả phiên chiều do thiếu sự hỗ trợ của cổ phiếu lớn.

Kết phiên, HNX-Index giảm 0,29 điểm (-0,28%) xuống 103,98 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 29,88 triệu đơn vị, giá trị 415,73 tỷ đồng, giảm 18% về lượng và 24,37% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đạt 2,97 triệu đơn vị, giá trị 31,6 tỷ đồng.

Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất,chỉ có ACB và PVS có được sắc xanh nhưng chỉ tăng nhẹ 100 đồng/CP, trrái lại, VCS giảm 2,7% xuống 73.000 đồng/CP, VGC giảm 0,6% xuống 16.700 đồng/CP, PVI giảm 0,6% xuống 31.300 đồng/CP, SHB giảm 1,4% xuống 7.300 đồng/CP, NTP giảm 6,6% xuống 41.000 đồng/CP.

Đáng kể, điểm sáng VCG nhanh chóng bị dập tắt sau phiên tăng trần cùng giao dịch tăng vọt ngày hôm qua. Kết phiên, VCG đảo chiều giảm mạnh 8,9% xuống mức thấp nhất ngày 18.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 3,78 triệu đơn vị.

Trong khi đó, PVS vẫn là mã giao dịch tốt nhất với khối lượng khớp lệnh đạt 4,23 triệu đơn vị.

Trên sàn UPCoM, đà tăng được nới rộng hơn về cuối phiên.

Kết phiên, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,45%) lên 52,11 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 7,7 triệu đơn vị, giá trị 144,93 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 5,12 triệu đơn vị, giá trị 202,58 tỷ đồng, trong đó NHH thỏa thuận 1,36 triệu đơn vị, giá trị 126,9 tỷ đồng.

Trái với diễn biến không mấy tích cực ở nhóm dầu khí trên HOSE và HNX, các mã cùng họ trên sàn UPCoM đã đảo chiều khởi sắc như POW tăng 4,1% lên 15.100 đồng/CP, BSR tăng 3,4% lên 15.100 đồng/CP, OIL tăng 0,7% lên 13.900 đồng/CP. Trong đó, POW và BSR có khối lượng giao dịch lớn nhất sàn, lần lượt đạt 1,48 triệu đơn vị và 1,09 triệu đơn vị.

Trong khi đó, sau khi chuyển giao quyền đại diện vốn nhà nước tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cổ phiếu VGT đã đảo chiều giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp. Kết phiên, VGT giảm 1,5% xuống 13.000 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt 626.300 đơn vị.