-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam
Sáng nay, sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
Một trong những nội dung quan trọng được Phó Thủ tướng nhấn mạnh đó là tình hình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và xử lý các dự án thua lỗ lớn.
. |
Theo Phó thủ tướng, trong những tháng đầu năm, tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước triển khai còn chậm. Đến nay mới chỉ có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa và thoái vốn thu về trên 14.200 tỷ đồng.
Điều quan trọng, theo Phó Thủ tướng, một số bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty chưa quyết liệt thực hiện phương án theo kế hoạch đề ra.
“Việc xử lý các dự án thất thoát, thua lỗ lớn cũng làm chậm tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn của các doannh nghiệpliên quan”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết.
Báo cáo Chính phủ, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng cho biết, đối với 12 dự án thất thoát, thua lỗ lớn, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm trưởng ban, xác định, đánh giá, kiểm tra thực địa, trên cơ sở đó, đề ra nguyên tắc và xây dựng phương án xử lý đối với từng dự án cụ thể.
“Đến nay, một số dự án đã có chuyển biến như các nhà máy sản xuất phân bón và nhà máy thép lại Lào Cai.
“Đối với những dự án thất thoát, thua lỗ lớn, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phải tập trung giải quyết các tồn đọng, vướng mắc, có giải pháp phù hợp xử lý về tài chính theo nguyên tắc thị trường và chia sẻ rủi ro đối với từng dự án, không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; tạo thuận lợi để chuyển nhượng cho các đối tác bên ngoài”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.
Cũng theo Phó thủ tướng, đối với các dự án phục hồi được, phải đẩy mạnh phát triển sản xuất -kinh doanh, tăng cường quản trị doanh nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm lỗ và tiến tới có lãi”, Phó thủ tướng báo cáo Quốc hội.
Thông tin cho biết, 12 dự án thất thoát, thua lỗ nói trên có tổng mức đầu tư ban đầu là 43.600 tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.600 tỷ đồng. Tổng tài sản của 12 dự án là 57.700 tỷ đồng trong khi tổng nợ phải trả là 55.000 tỷ đồng.
Báo cáo của Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình trước Quốc hội cũng cho biết, thời gian tới, Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo khẩn trương thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; nâng cao trách nhiệm, chất lượng tư vấn và kiểm toán, xác định, thẩm định giá trị vốn, tài sản của doanh nghiệp, trong đó có giá trị sử dụng đất, thương hiệu khi cổ phần hóa, thoái vốn; cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược; bảo đảm công khai, minh bạch, chống tham nhũng, lợi ích nhóm, tiêu cực trong cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa từng tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo quy định, xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
“Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản Nhà nước”, báo cáo do Phó thủ tướng Trương Hòa Bình trình bày trước Quốc hội đã nhấn mạnh như vậy.
-
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên
-
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
"Không để bị tác động bởi bất cứ lợi ích nhóm nào trong xây dựng luật" -
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3 -
Bộ Khoa học và Công nghệ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Đề nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang