Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thủ tướng: "Ngân sách không ném tiền vào các dự án thua lỗ" tại Bộ Công thương
Thế Hải - 06/01/2017 17:30
 
Dự Hội nghị tổng kết năm 2016 triển khai nhiệm vụ 2017 tại Bộ Công thương, Thủ tướng yêu lãnh đạo Bộ Công thương, các Tập đoàn phải cầu tập trung giải quyết những tồn đọng tại hơn chục dự án thua lỗ.

Đến dự Hội nghị tổng kết năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành Công thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công thương trong năm qua.

Theo đó, mặc dù năm 2016 là một năm đầy khó khăn cả về thiên tai, nhân tai cũng như những biến động lớn của thế giới nhưng Bộ Công thương đã có chỉ đạo quyết liệt, đạt được những kết quả đáng trân trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của Việt Nam.

Điểm sáng được Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, đó chính là những nỗ lực cải cách của Bộ Công thương, thông qua việc tinh giản bộ máy hành chính, giảm, bãi bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến…

Thủ tướng nêu rõ, công nghiệp chế biến chế tạo đã  trở thành điểm sáng đóng góp cho tăng trưởng (tăng 11,2%, so với tốc độ tăng 10,5% cùng kỳ).

Thủ tướng khẳng định, ngân sách không có khả năng và cũng không “ném
Thủ tướng khẳng định, ngân sách không có khả năng và cũng không “ném" tiền  vào các dự án thua lỗ.

Bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu và hàng tiêu dùng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng cao (tăng 10,2%, so với 9,72% cùng kỳ).

Trong nước, tình hình thời tiết, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là hậu quả hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm biển ở một số tỉnh miền Trung, ảnh hưởng nặng nề của các cơn bão... đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của ta, nhưng xuất khẩu vẫn tăng 8,6%, đạt 175,9 tỷ USD, xuất siêu 2,68 tỷ USD.

Bên cạnh những mặt tích cực như việc tinh giản bộ máy, cải cách thủ tục hành chính hay những kết quả khả quan về xuất nhập khẩu, Thủ tướng cũng đã đưa ra cái nhìn thẳng về toàn ngành trong năm vừa qua.

Thủ tướng cũng chỉ ra một số mặt tồn tại như ngành khai khoáng giảm sút mạnh (gần 6%), trong đó dầu thô giảm gần 10%. Nhiều dự án thuộc ngành công thương bị thua lỗ kéo dài. Một số dự án triển khai chậm, không bảo đảm tiến độ, nhất là một số dự án điện của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.

Một số chiến lược, quy hoạch chưa phát huy được hiệu quả, chưa tạo được động lực và hỗ trợ cần thiết để khu vực tư nhân tham gia trong phát triển công nghiệp quốc gia như chiến lược phát triển ngành cơ khí, ô tô, thép…

Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nhất là cổ phần hóa, được chú trọng một bước nhưng nói chung còn chậm, chưa hiệu quả.

Công tác cán bộ Bộ Công Thương thời gian qua còn nhiều bất cập, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành, trong đó có việc quản lý, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc.

Vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến việc buôn bán, thương mại còn nhiều bất cập, ví dụ như buôn lậu, gian lận,.. chưa được khắc phục căn bản.

Cho rằng năm 2016, ngành công thương đạt nhiều kết quả tốt những vẫn còn nhiều vấn đề, một trong những câu chuyện nổi cộm là được Thủ tướng yêu cầu là cần tập trung giải quyết những tồn đọng tại mười mấy dự án đang nằm ở Bộ Công Thương.

Lãnh đạo Bộ, các tập đoàn phải tập trung, nêu trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết tồn tại này. Thủ tướng khẳng định, ngân sách không có khả năng và cũng không “ném tiền” vào các dự án thua lỗ này.

Theo báo cáo, hiện ngành Công Thương có 12 dự án, nhà máy thua lỗ, bao gồm: nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai.

"Tầm nhìn phát triển nền công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, cần phải giảm sự phụ thuộc vào lợi thế không bền vững là dựa vào tài nguyên tự nhiên như dầu mỏ, than đá, quặng… Thay vào đó, phải chuyển dịch từ nền công nghiệp dựa vào khai thác tài nguyên sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo, lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cạnh tranh", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu tái cơ cấu ngành công thương mạnh mẽ hơn để “chúng ta có một số sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Không dùng ngân sách nhà nước, không tiếp tục đầu tư trực tiếp vào các dự án yếu kém ngành công thương
Đó là yêu cầu của Thủ tướng trong việc xử lý các tồn tại yếu kém, không hiệu quả của một số dự án và doanh nghiệp ngành Công Thương.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư