
-
Lào Cai đồng lòng vượt khó, đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500 kV
-
Chủ tịch Đà Nẵng hối thúc tiến độ dự án đường vành đai, tổng vốn 498 tỷ đồng
-
Không gian ngầm trở thành động lực mới cho phát triển đô thị Hà Nội
-
TP. Hải Phòng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp, logistics liên hoàn
-
G42, FPT, VinaCapital, Việt Thái muốn làm Siêu Trung tâm dữ liệu 2 tỷ USD tại TP.HCM -
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển
Theo Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường vừa được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt, trong năm 2024, địa phương này sẽ đưa ra đấu giá 43 mỏ với với tổng diện tích 564,76 ha.
Trong đó, đá vật liệu thông thường với 13 mỏ, tổng diện tích 146,2 ha; đất làm vật liệu san lấp với 18 mỏ, tổng diện tích 310,09 ha; cát xây dựng 8 mỏ, tổng diện tích 75,68 ha và đất sét (làm gạch, ngói) với 4 mỏ, tổng diện tích 32,79 ha.
Địa phương dẫn đầu về số lượng mỏ đưa ra đấu giá là huyện Đồng Xuân với 11 mỏ (1 mỏ cát, 4 mỏ đất, 4 mỏ đá, 2 mỏ đất sét); tiếp đến là huyện Tây Hòa với 8 mỏ (2 mỏ cát, 2 mỏ đất, 3 mỏ đá, 1 mỏ đất sét). Huyện Tuy An có 5 mỏ, thị xã Sông Cầu có 4 mỏ, huyện Tây Hòa và Sông Hinh có 3 mỏ, thị xã Đông Hòa có 2 mỏ.
Một số mỏ đất san lấp có diện tích lớn như thôn Mỹ Bình và Bình Thắng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa có 2 mỏ với diện tích 46,4 ha và 39,4 ha; huyện Phú Hòa có mỏ tại thôn Mậu Lâm, xã Hòa Quang Nam có diện tích 40 ha và mỏ thôn Long Phụng, xã Hòa Trị có diện tích 30 ha.
Về hiện trạng các mỏ, UBND tỉnh Phú Yên cho biết đa số đất do hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng (34 mỏ); còn lại là đất bãi bồi (6 mỏ) và đất do nhà nước quản lý (3 mỏ).
Để thực hiện đấu giá, UBND tỉnh Phú Yên giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ cụ thể cho từng khu vực (đánh giá trữ lượng khoáng sản, giá khởi điểm và bước giá…); lựa chọn tổ chức đấu giá; tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức đấu giá theo quy định.
Đến đầu tháng 5/2024, tỉnh Phú Yên có 43 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực; trong đó, 8 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; 35 giấy phép do UBND tỉnh này cấp.
Tại Phiên giải trình công tác quản lý về khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh do Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên tổ chức ngày 7/5/2024, ông Trần Xuân Túc, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên thông tin, tỉnh đã quy hoạch 85 mỏ đá, 76 mỏ cát, 132 mỏ đất san lấp; tuy nhiên, trên thực tế có rất ít mỏ được cấp phép hoạt động. Trong khi nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường tại các dự án, công trình và dân sinh tăng cao dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu.
Cũng tại phiên giải trình, báo cáo của UBND tỉnh Phú Yên đề cập, theo quy định của pháp luật về đất đai, doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải tự thỏa thuận với người sử dụng đất để bồi thường, nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất nên mất khá nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn do không thỏa thuận được với người sử dụng đất, gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án khai thác khoáng sản; quy trình cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định pháp luật phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều thủ tục, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan khác nhau…

-
TP.HCM sau sáp nhập: Mở rộng không gian phát triển, nâng tầm vai trò đô thị biển -
TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi dứt điểm bàn giao mặt bằng làm cao tốc Bắc - Nam trước ngày 15/7/2025 -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc -
Đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Rạch Giá tại tỉnh An Giang -
Quảng Ngãi: Tạo đột phá, nâng tầm du lịch -
Nửa đầu năm 2025, Vĩnh Long thu ngân sách đạt 19.583 tỷ đồng -
Đà Nẵng ưu tiên đầu tư 5 dự án trọng điểm về khoa học, công nghệ
-
Phố thêm đông nhờ đường đã thông
-
LOTTE MART và những nỗ lực hướng đến thực hiện trách nhiệm ESG
-
BSR chính thức ra mắt sản phẩm lưu huỳnh hạt - bước tiến mới trong tối ưu hóa sản phẩm phụ
-
Người Việt cần học cách bảo vệ tài sản trước khi đầu tư
-
OPES đạt cú đúp tại giải thưởng quốc tế Insurance Asia Awards 2025
-
Tây Bắc Group nối dài hành trình kiến tạo giá trị mới