
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
Theo quy hoạch tỉnh Phú Yên, thị xã Sông Cầu được định hướng trở thành thành phố du lịch. |
Tại Kỳ họp thứ 23, khóa VIII, chiều ngày 6/12/2024, HĐND tỉnh Phú Yên thông qua nghị quyết thành lập các phường thuộc thị xã Sông Cầu và thành lập Thành phố Sông Cầu dựa theo Tờ trình số 223 của UBND tỉnh Phú Yên vào ngày 20/11/2024.
Nghị quyết đề cập thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở toàn bộ 45,34 km2 diện tích tự nhiên và dân số 10.558 người của xã Xuân Phương; thành lập phường Xuân Thịnh trên cơ sở toàn bộ 34,12 km2 diện tích tự nhiên và dân số 13.098 người của xã Xuân Thịnh.
Thành lập phường Xuân Cảnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 32,95 km2 và dân số 13.201 người của xã Xuân Cảnh; thành lập phường Xuân Lộc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 84,8 km2 và dân số 18.567 người của xã Xuân Lộc; thành lập phường Xuân Hải trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên 29,21 km2 và dân số 12.542 người của xã Xuân Hải.
Ngoài ra, nghị quyết thành lập Thành phố Sông Cầu, tỉnh Phú Yên trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ 493,83 km2 diện tích tự nhiên, dân số là 150.103 người và 13 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 9 phường và 4 xã) của thị xã Sông Cầu.
Trước đó ngày 14/10/2024, UBND tỉnh Phú Yên có báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Nội vụ về kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập các phường thuộc thị xã Sông Cầu và thành lập Thành phố Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Kết quả có 83.442/ 85.282 cử tri đồng ý thành lập Thành phố Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên, đạt tỷ lệ 97,84%; có 1.716/85.282 cử tri (tỷ lệ 2,01%) không đồng ý thành lập Thành phố Sông Cầu thuộc tỉnh Phú Yên.
Lý do cử tri không đồng ý là hiện nay cơ sở hạ tầng của thị xã Sông Cầu chưa đáp ứng yêu cầu các tiêu chí để lên thành phố về đường giao thông, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp nước sạch, cơ sở y tế. Ngoài ra, cử tri lo ngại việc lên thành phố thì vật giá, thuế sẽ tăng cao gây khó khăn cho đời sống người dân; dịch vụ du lịch địa phương chưa phát triển…
Trao đổi với phóng viên về lộ trình lên thành phố, ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu cho biết sắp tới sẽ còn trình ra Bộ Nội vụ phê duyệt; dự kiến trong quý II/2025 mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài