
-
Nghệ An: Xử lý nghiêm hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán khoáng sản trái phép
-
Phú Yên yêu cầu giải quyết dứt điểm vi phạm đất đai, kinh doanh du lịch
-
Vẫn còn 190 website giáo dục, 76 website cơ quan nhà nước bị chèn quảng cáo cờ bạc
-
Quảng Ngãi: Xây dựng công trình không phép, một công ty bị phạt 165 triệu
-
Cựu Trưởng phòng Kinh doanh bảo hiểm Dai-ichi chiếm đoạt 300 triệu đồng -
Bộ Giao thông Vận tải nêu nguyên nhân dẫn đến sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm
UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa cảnh báo về một số thủ đoạn lừa đảo và cách phòng, tránh đối với khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn.
Theo đó, UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay, sau khi Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn triển khai chính thức dịch vụ Mobile Banking, đã xuất hiện các hành vi lừa đảo/chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng.
Để đảm bảo an toàn thông tin và tài khoản của khách hàng, UBND thị xã Điện Bàn đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn, các Hội đoàn thể và UBND các xã phường tuyên truyền đến khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking của Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn chú ý nâng cao cảnh giác với một số thủ đoạn.
Thứ nhất là tin nhắn giả mạo. Để thực hiện hành vi này, kẻ gian sẽ gửi tin nhắn SMS giả mạo từ ngân hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP... Vì thế, khách hàng cần cẩn thận với các tin nhắn SMS không rõ nguồn gốc, đặc biệt là không phản hồi khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trên.
Thứ hai là ứng dụng giả mạo. Đối với hành vi này của kẻ gian, UBND thị xã Điện Bàn khuyến cáo khách hàng chỉ tải ứng dụng từ cửa hàng ứng dựng chính thống và kiểm tra trước khi tải. Kẻ gian có thể tạo ra các ứng dụng giả mạo ứng dụng Mobile Banking của Ngân hàng Chính sách xã hội và đưa lên các kho ứng dụng để người dùng tải xuống. Khi người dùng đăng nhập vào ứng dụng giả mạo, kẻ gian sẽ lấy được thông tin đăng nhập của khách hàng.
Thứ ba là cuộc gọi giả mạo. Đối với hành vi này, kẻ gian sẽ giả mạo cuộc gọi từ các tổ chức, ngân hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP. Vì vậy, khách hàng nên xác thực số điện thoại của ngân hàng trước khi cung cấp thông tin cá nhân.
Thứ tư là mạng không dây (wifi) công cộng. Để thực hiện hành vi này, kẻ gian có thể sử dụng các công cụ để đánh cắp thông tin cá nhân khi khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking trên mạng.
“Vì vậy, khách hàng tránh sử dụng dịch vụ Mobile Banking trên mạng wifi công cộng hoặc sử dụng các công cụ bảo mật để bảo vệ thông tin cá nhân”, UBND thị xã Điện Bàn khuyến cáo.

-
Vẫn còn 190 website giáo dục, 76 website cơ quan nhà nước bị chèn quảng cáo cờ bạc -
Quảng Ngãi: Xây dựng công trình không phép, một công ty bị phạt 165 triệu -
Cựu Trưởng phòng Kinh doanh bảo hiểm Dai-ichi chiếm đoạt 300 triệu đồng -
Trái chủ và cơn uất nghẹn lịch sử - Bài 3: Bất thường thương vụ “bắt tay” giữa TVSI và SCB -
Hơn 480.808 m3 chất nạo vét đầu tiên nhận chìm xuống biển Chân Mây -
Đầu tư xây dựng cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45: Bất cập trong quản lý, khai thác khoáng sản -
Bộ Giao thông Vận tải nêu nguyên nhân dẫn đến sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm
-
Samsung Việt Nam tăng cường nguồn nhân lực cho những bước tiến mới tại Việt Nam
-
Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế?
-
Lộ diện chủ nhân mới của chiếc Vertu Signature chính hãng đắt nhất Việt Nam
-
M Village của Nguyễn Hải Ninh ra mắt dòng khách sạn lifestyle ngay tại trung tâm TP.HCM
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả
-
Generali khẳng định vị thế tài chính vững mạnh