
-
Heo nái Việt Nam lần đầu được bảo vệ quyền lợi theo chuẩn quốc tế
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam vừa có ý kiến thống nhất chủ trương điều chỉnh tiến độ hoàn thành thủy điện Nước Chè tại huyện Phước Sơn của Công ty cổ phần Thủy điện Nước Chè đến tháng 12/2024 theo đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Tỉnh Quảng Nam giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn Công ty cổ phần Thủy điện Nước Chè hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty cổ phần Thủy điện Nước Chè có trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng 2,56 ha rừng tự nhiên.
Trong đó, tuyệt đối không được tác động dưới mọi hình thức đến diện tích rừng tự nhiên đang xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và cây gỗ tự nhiên đứng rải rác khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
![]() |
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều dự án thuỷ điện được xây dựng. |
Ngoài ra, Công ty cổ phần Thủy điện Nước Chè phải hoàn thiện các thủ tục liên quan đối với diện tích 115 ha chưa thực hiện thủ tục giao đất và cho thuê đất, thực hiện hỗ trợ đền bù cho người dân theo đúng quy định hiện hành; có giải pháp và phương án thi công phù hợp để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra.
Dự án thủy điện Nước Chè do Công ty cổ phần Thủy điện Nước Chè làm chủ đầu tư, tổng diện tích khoảng 120 ha; ảnh hưởng đến 1.000 hộ dân 2 xã Phước Năng, Phước Mỹ (huyện Phước Sơn).
Năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất chủ trương loại khỏi quy hoạch đối với 6 dự án thủy điện gồm: A Vương 4, Sông Bung 3, Đăk Di 4, A Banh, Chà Vàl, Đăk Pring 2.
Cụ thể, thủy điện Chà Vàl có công suất chỉ 7 MW, chiếm hơn 42 ha đất, ảnh hưởng hơn 12 ha rừng phòng hộ; thủy điện Sông Bung 3 công suất 16 MW, chiếm hơn 38 ha đất, ảnh hưởng 1,9 ha rừng phòng hộ; thủy điện A Banh công suất 4,2 MW, chiếm hơn 7,7 ha đất, ảnh hưởng 5,2 ha rừng sản xuất.
Ngoài ra, thủy điện Đăk Di 4 công suất 19,2 MW, chiếm 155 ha đất, ảnh hưởng hơn 31,6 ha rừng sản xuất; thủy điện A Vương 4 công suất 10 MW, chiếm hơn 82 ha đất, ảnh hưởng hơn 3,8 ha rừng sản xuất; thủy điện Đăk Pring 2 công suất 8 MW, chiếm hơn 45 ha đất, ảnh hưởng hơn 11 ha đất nương rẫy của người dân.

-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh -
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số