-
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn -
FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hãng xe hàng đầu Nhật Bản -
Cần phải có luật hỗ trợ đổi mới sáng tạo -
Xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp cả nước -
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn, AI
Xác định khoa học và công nghệ (KH&CN) là động lực quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã rất quan tâm, đồng hành, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Năm 2024, Quảng Ninh đã chi đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hơn 126 tỷ đồng, bằng 1,78% tổng chi thường xuyên ngân sách tỉnh.
Với mong muốn được trao đổi, giải quyết tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp KH&CN, ngày 22/8, Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình “Cà phê Doanh nghiệp khoa học và công nghệ”. Đây là hoạt động nhằm tiếp tục truyền thông điệp của tỉnh Quảng Ninh trong việc ưu tiên và nỗ lực cả thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 9/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đến cộng đồng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh phát biểu. Ảnh: Quỳnh Nga |
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh cho biết, Sở đã tập trung triển khai có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, toàn diện các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28/4/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; Quyết định số 3354/QĐ-UBND ngày 15/112022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Chương trình phát triển doanh nghiệp KH&CN, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025”; Kế hoạch số 55/KH-SKHCN ngày 26/4/2024 của Sở Khoa học và Công nghệ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ năm 2024,…
Với sự vào cuộc, tham gia của chính quyền, doanh nghiệp, các nhà khoa học và mọi tầng lớp nhân dân, ngành khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả trên hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, kỹ thuật và công nghệ, thương mại điện tử, quản lý nhà nước, du lịch.v.v…
Theo ông Cường, KH&CN đã đóng góp tích cực hơn trong nâng cao sản xuất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên nhiên. Tuy nhiên, phát triển hoa học công nghệ hiện nay của tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh.
Ông Phạm Hữu Trình, Giám đốc Công ty cổ phần cơ khí và lắp máy Việt Nam (COLAVI) phát biểu. Ảnh: Quỳnh Nga |
Trên tinh thần trao đổi cởi mở, thẳng thắn, anh Thành Nguyễn, đại diện cho Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Quảng Ninh sở hữu nhiều tiềm năng, thời gian qua các doanh nghiệp KN&CN đã nhận được sự hỗ trợ của chính quyền về chính sách, vốn ưu vay ưu đãi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khoa học công nghệ hiện nay còn khó khăn trong vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao. Đa phần thì vẫn phải thuê hoặc nhờ các doanh nghiệp khác cung ứng từ nguồn nhân lực ngoài tỉnh”.
Với 20 năm làm trong lĩnh vực khai khoáng, ông Phạm Hữu Trình, Giám đốc Công ty cổ phần cơ khí và lắp máy Việt Nam (COLAVI) mong muốn tìm hiểu một số các tiêu chí, ưu đãi khi là một doanh nghiệp khoa học công nghệ. “Tôi rất muốn có nhiều thông tin về mảng KH&CN, để có thể tạo ra các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, áp dụng cho giai đoạn mới của công ty. Từ đó hướng tới mục tiêu sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu không chỉ trong nước mà còn dùng cho xuất khẩu. Vì thế tôi muốn tham gia vào đội ngũ các doanh nghiệp KH&CN của tỉnh”, ông Trình bày tỏ.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho hai đơn vị Công ty Cổ phần Thiên Nam và Công ty TNHH Ngọc Khánh VT. Ảnh: Quỳnh Nga |
Vay vốn tín dụng, nộp thuế; các chính sách về đất đai, quy hoạch tỉnh; nguồn lực chất lượng cao, chuyển giao KH&CN… là những vấn đề vẫn được nhiều doanh nghiệp quan tâm, trao đổi với đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng của tỉnh tại chương trình này.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, đại diện các sở, ngành: KH&CN, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động- Thương binh và Xã hội, đã trao đổi, cung cấp những thông tin mới liên quan đến những nội mà các đại biểu đã nêu tại buổi tiếp xúc này.
Đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh trao đổi thông tin. Ảnh: Quỳnh Nga |
Là chủ nhiệm của 3 dự án KH&CN về phát triển các sản phẩm thủy sản, hải sản chế biến, bà Phạm Thị Nga, Phó Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Khánh VT(TP Móng Cái) bày tỏ mong muốn được chia sẻ về ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực này với các doanh nghiệp khác có nhu cầu. Từ đó cùng tạo nên các sản phẩm có giá trị, đặc biệt là thương hiệu cho các sản phẩm OCOP của Tỉnh ngày càng đến được với du khách và người tiêu dùng.
Giới thiệu quy trình sản xuất giống sò huyết tại công ty TNHH Ngọc Khánh VT. |
Chia sẻ về lộ trình để được công nhận là doanh nghiệp KH&CN, bà Nga cho biết: “Để thành lập được doanh nghiệp KH&CN thì phải có dự án KH&CN. Mà muốn có dự án KH&CN thì phải tìm được ý tưởng, đề tài và có kết quả thực tế. Doanh nghiệp KH&CN là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm, hàng hoá từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”.
Hiện Sở KH&CN Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị có liên quan, làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để hướng dẫn, tư vấn doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Tại buổi “Cà phê doanh nghiệp KH&CN” lần này, Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho hai đơn vị: Công ty Cổ phần Thiên Nam, Công ty TNHH Ngọc Khánh VT, nâng tổng số doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn Tỉnh lên con số 27.
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành địa phương khởi động, quét mã QR, truy cập và chia sẻ trang OA Zalo. Ảnh: Quỳnh Nga |
Để kịp thời thông tin đến doanh nghiệp các cơ chế chính sách, quy định của Chính phủ về phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, bên cạnh nhóm Zalo doanh nghiệp KH&CN đã được xây dựng. Sở KH&CN tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng thêm và chính thức ra mắt tài khoản Zalo Official Account (OA Zalo). Điều đó càng khẳng định chủ trương, chính sách trong hoạt động KH&CN và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Tỉnh ngày càng đến gần hơn với cộng đồng doanh nghiệp và đời sống kinh tế xã hội của Quảng Ninh.
-
Chìa khóa giải bài toán nhân lực bán dẫn -
Đã có 800.000 tài khoản được tạo trên ứng dụng iHanoi -
Hà Nội: Đảm bảo hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 -
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn -
FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hãng xe hàng đầu Nhật Bản -
Nguồn vốn startup Việt 2024: Thách thức và cơ hội cho các nhà đổi mới
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam