
-
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh
-
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong
Cả 9 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư này đều thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, với tổng vốn đạt gần 160 triệu USD, tạo việc làm ổn định cho gần 4.000 lao động địa phương.
Việc trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 9 dự án FDI mới này đã khẳng định thành công của Quảng Ninh trong nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép “ vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2020. Dự kiến năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh đạt mức 2 con số, thu ngân sách 49.300 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu trung ương giao, nằm trong top đầu về tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách cả nước.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 9 doanh nghiệp FDI tại KCN Đông Mai. |
Nếu trước đây, Quảng Ninh được nhắc đến là điển hình thành công của việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ “nâu” sang “xanh”, thì hiện nay, địa phương này còn đang dần ghi danh mình trên bản đồ bất động sản công nghiệp Việt Nam và khẳng định là điểm đến của các nhà sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ cao và sạch.
Trong giai đoạn phát triển tới (2020-2025), Quảng Ninh đã xác định công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ ngày càng đóng vai trò chủ đạo, động lực của khu vực công nghiệp, tạo ra giá trị gia tăng lớn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước. Đây sẽ là nguồn cung việc làm dài hạn và thu nhập ổn định, thúc đẩy chuyển dịch thu hút lao động; tăng quy mô và chất lượng dân số thông qua phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.
Để thực hiện được điều này, Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển nhanh và bền vững các Khu kinh tế (KKT), KCN để tạo động lực thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. Riêng đối với KKT ven biển Quảng Yên sẽ tập trung hướng tới đất phục vụ sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, phát triển công nghiệp dịch vụ, hạn chế việc hình thành đơn vị đất ở. Đối với KCN Đông Mai, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững theo mô hình KCN 3 trong 1 là KCN – khu đô thị - khu dịch vụ, vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt điều chỉnh diện tích 9,1ha để xây dựng nhà ở cho chuyên gia, người lao động.
Chủ đầu tư KCN Đông Mai là Tổng công ty Viglacera đang triển khai và phấn đấu hoàn thành trong năm 2021 đối với dự án khu nhà ở cho công nhân, chuyên gia nước ngoài tại KCN này.
-
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong -
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch Ninh Bình -
Chủ tịch Khánh Hòa kêu gọi nhà đầu tư cùng viết nên chương mới đầy hứa hẹn -
Việt Nam sắp có trung tâm tài chính quốc tế với cơ chế cạnh tranh -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương cho 4 địa phương -
Đà Nẵng mời doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội có vốn hơn 818 tỷ đồng
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới