-
Hà Nội ban hành quy định mới về phí thăm quan di tích, bảo tàng -
Hà Nội thông qua kế hoạch biên chế năm 2025 -
TP.HCM muốn tăng trưởng 10% trong năm 2025, đầu tư toàn xã hội phải đạt 500.000 tỷ đồng -
Quảng Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh -
TP.HCM mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng trợ giá xe buýt nhưng hiệu quả rất thấp -
Tỉnh Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư
Tại kỳ họp, các đại biểu đã thẳng thắn tham gia, thảo luận vào các nhóm vấn đề trọng tâm, những cơ chế, biện pháp quan trọng liên quan trực tiếp đến công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong những tháng cuối cùng của năm để đưa ra các giải pháp điều hành hiệu quả, thúc đẩy hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ trong phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh năm 2024 và những năm tiếp theo.
Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026. |
Trên tinh thần tiếp thu, cầu thị, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã giải trình, làm rõ một số nội dung được đại biểu HĐND tỉnh quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: 10 tháng năm 2024, Quảng Ninh có nhiều thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, những vấn đề phát sinh ngoài dự báo. Đặc biệt là bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh đã gây thiệt hại nặng nề trên 28.000 tỷ đồng. Song Tỉnh cũng đã khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão, kịp thời có các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng ổn định, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu. |
Quảng Ninh sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu đã đặt ra, giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP trên hai con số, phấn đấu tăng trưởng kinh tế quý IV đạt trên 15%, thu ngân sách nhà nước cả năm không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, thu hút vốn FDI cả năm đạt 3 tỷ USD, tổng khách du lịch cả năm đạt trên 19 triệu lượt khách...
Để đạt được mục tiêu này, Quảng Ninh đã điều chỉnh kịch bản tăng trưởng, tập trung cho các mũi nhọn kinh tế, cụ thể hóa các chỉ đạo để vận hành hiệu quả các giải pháp phục hồi kinh tế, tăng thu, giải ngân đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án khôi phục, tái thiết nền kinh tế sau bão... trên cơ sở bám sát bối cảnh thực tế tại địa phương.
Với sự thống nhất của 100% đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh dự họp, 11 nghị quyết đã được thông qua với các nội dung quan trọng, cần thiết trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh biểu quyết thông qua 11 nghị quyết tại kỳ họp thứ 22. |
Trong đó, về đầu tư hạ tầng giao thông, HĐND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 327 (đoạn từ đường trục chính thành phố Đông Triều đến ngã tư Nam Mẫu, thành phố Uông Bí) và dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 330, đoạn từ thị trấn Ba Chẽ đến đường tỉnh 342. Các dự án này nhằm từng bước đồng bộ các tuyến đường theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo động lực phát triển liên kết vùng.
HĐND tỉnh Quảng Ninh quyết nghị thông qua điều chỉnh giảm nguồn vốn phân bổ của dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 342, đoạn thuộc địa phận thành phố Hạ Long, do không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn trong giai đoạn 2024-2025 để phân bổ cho 2 dự án hoàn thành và bổ sung danh mục, kế hoạch đầu tư công trung hạn cho 11 dự án khởi công mới.
Về lĩnh vực tài chính - ngân sách, HĐND tỉnh thông qua điều chỉnh giảm dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp tỉnh của 16 đơn vị dự toán cấp tỉnh do tiết kiệm sau đấu thầu, còn dư sau khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc không thể triển khai do nguyên nhân khách quan để phân bổ chi trả nợ ngân sách địa phương và chi đầu tư phát triển khác để ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện cho vay giải quyết việc làm. Bổ sung và phân bổ kế hoạch đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2023, thưởng vượt thu năm 2022 để bố trí cho 9 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đã phân bổ của 26 dự án do không có khả năng, không còn nhu cầu trong năm 2024 để phân bổ kế hoạch vốn cho 17 dự án có nhu cầu và cam kết giải ngân trong năm 2024 và bù đắp hụt thu tiền sử dụng đất của 6 dự án và bổ sung có mục tiêu hỗ trợ 2 dự án thuộc nhiệm vụ chi của cấp huyện (cam kết giải ngân trong năm 2024).
Đồng ý hỗ trợ cho huyện Vân Đồn để cân đối chi thường xuyên do hụt thu ngân sách, giao UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức thực hiện hỗ trợ trên cơ sở xác định chính xác số hụt thu được các cơ quan chuyên môn thẩm định.
Nghị quyết cũng đã thông qua danh mục 30 dự án, công trình thu hồi đất; 52 dự án, công trình có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và 11 dự án, công trình quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Điều chỉnh tên dự án, diện tích dự án, diện tích thu hồi đất đối với 16 dự án; điều chỉnh diện tích dự án, diện tích chuyển mục đích sử dụng đất đối với 7 dự án để thực hiện các dự án, công trình phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
HĐND đã thông qua nghị quyết cho ý kiến về mức tỷ lệ (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Về vấn đề an sinh xã hội, HĐND thông qua nghị quyết quy định Quy định về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), Tết Nguyên đán hằng năm đối với người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng và người thờ cúng liệt sĩ của tỉnh Quảng Ninh.
HĐND tỉnh thống nhất chủ trương về Chương trình phát triển đô thị TP Cẩm Phả, TP Móng Cái, TP Uông Bí đến năm 2030, định hướng đến năm 2040.
Bà Vi Ngọc Bích, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh phát biểu bế mạc kỳ họp. |
Phát biểu bế mạc, bà Vi Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Các nghị quyết được thông qua tại kỳ họp đều là những vấn đề cấp thiết, trực tiếp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo. Để các quyết sách đi ngay vào cuộc sống, có hiệu lực và hiệu quả, đề nghị ngay sau kỳ họp, UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện ngay, để phát huy hiệu quả cao nhất, đặc biệt là các nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách, đầu tư công.
Quỹ thời gian còn lại của năm 2024 còn rất ngắn, thực tiễn hiện nay áp lực giải ngân rất lớn dồn về các tháng cuối năm, nhiệm vụ đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình; chủ động phòng, chống lãng phí, tiêu cực là nhiệm vụ rất quan trọng.
Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của cả năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, nhất là lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu càng phải tập trung rà soát kỹ lưỡng từng chỉ tiêu, nhiệm vụ; nêu cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương và làm gương; nắm chắc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.
-
Tinh gọn bộ máy: Cần cơ chế vượt trội cho người sẵn sàng nghỉ -
Cuối tháng 2/2025, Quốc hội họp, sửa các luật liên quan đến tinh gọn bộ máy -
Bộ Giao thông Vận tải nêu quan điểm về Đề án thí điểm taxi bay tại Bình Định -
Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu -
Công nhận 8 xã vùng bãi ngang, ven biển thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến quy định về Quỹ Hỗ trợ đầu tư -
Hà Nội hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025