-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Khách du lịch quốc tế chọn Hạ Long (Quảng Ninh) là điểm đến, tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch tỉnh. |
Giữ vững sức sản xuất của các trụ cột kinh tế
Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để Quảng Ninh hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi, song cũng đan xen không ít khó khăn, nhất là khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh ngày 7/9, gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, ước tính tổng thiệt hại trên địa bàn tỉnh do bão số 3 gây ra gần 28.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, trong 3 trụ cột kinh tế, công nghiệp - xây dựng bị thiệt hại ít nhất sau bão, nên kết quả tăng trưởng trong 9 tháng vẫn khá tích cực. Chỉ số Sản xuất công nghiệp ước tăng 9,25% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, với kết quả tăng 28,3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dịch vụ - du lịch và nông - lâm - ngư nghiệp chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3.
- Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
Nhằm giữ vững sức sản xuất của các trụ cột kinh tế, nhiều nghị quyết quan trọng đã được thông qua nhằm tháo gỡ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong đó, Quảng Ninh đã tiết kiệm, cắt giảm những khoản chi thực sự không cần thiết, cấp bách để dành nguồn lực khoảng 1.000 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất. Tỉnh cũng đã thực hiện cấp bổ sung cho các địa phương kinh phí hỗ trợ (đợt 1) số tiền 180 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã chung tay với địa phương, “tiếp sức” cho các doanh nghiệp, như điều chỉnh giảm lãi suất, miễn giảm lãi quá hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong tỉnh còn có cơ hội tiếp cận gói tín dụng 200.000 tỷ đồng hỗ trợ khách hàng cá nhân vay vốn để phục hồi hoạt động sau ảnh hưởng của bão, kể cả cho vay ngắn, trung và dài hạn với mức lãi suất ưu đãi hơn mức cho vay thông thường.
Kiên định với mục tiêu tăng trưởng
“Trong quý cuối cùng năm 2024, quan điểm của tỉnh là tập trung khắc phục khó khăn, phục hồi, tái thiết kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Quảng Ninh kiên định với mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 2 con số trong năm nay”, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh tại phiên họp thường kỳ tháng 9/2024.
Quyết tâm giữ vững đà tăng trưởng hai con số, Quảng Ninh đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong quý cuối cùng của năm 2024. Trong đó, với trụ cột công nghiệp - xây dựng, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành than khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh, phấn đấu khởi công trong quý IV/2024. Tỉnh cũng sẽ tiếp tục có những giải pháp xúc tiến và hỗ trợ nhà đầu tư, đảm bảo mục tiêu thu hút FDI. Quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp sớm hoàn thiện đầu tư dự án. Triển khai các giải pháp để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cho các doanh nghiệp và người dân tái thiết, phục hồi và xây dựng các công trình sau bão.
Đối với ngành du lịch, tiếp tục hoàn thiện, đưa vào khai thác 39/62 sản phẩm du lịch mới theo kế hoạch, trong đó tập trung vào các sản phẩm đẳng cấp cao, gắn với Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Bên cạnh đó, tổ chức các chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch trên địa bàn tỉnh trong những tháng cuối năm 2024, phấn đấu quý IV đạt 3,36 triệu lượt khách và cả năm đạt 19 triệu lượt khách.
Còn với ngành nông, lâm, ngư nghiệp, triển khai các kế hoạch gieo trồng phù hợp, bù đắp sản lượng thiệt hại do bão. Tỉnh tập trung chỉ đạo, hướng dẫn những biện pháp xử lý, khai thác rừng bị thiệt hại và phục hồi, trồng lại rừng sau thiên tai. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 37/2024/NQ-HĐND ngày 10/7/2024 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất, nuôi trồng thủy sản, nhanh chóng bố trí các hộ dân nuôi biển vào khu vực quy hoạch vùng nuôi biển mới, bảo đảm diện tích tối thiểu bằng diện tích hộ dân đang nuôi, nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế địa phương.
Những giải pháp được cụ thể hóa, cùng sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo các cấp, sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân, chắc chắn Quảng Ninh sẽ hoàn thành mục tiêu phát triển của mình.
-
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
Mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia -
Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Malaysia -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"