
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE
-
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
-
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành
Trong quý II/2022, Quốc tế Hoàng Gia ghi nhận doanh thu đạt 41,53 tỷ đồng, tăng 50,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 0,46 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 18,42 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 17,96 tỷ đồng.
Trong kỳ, Công ty không còn kinh doanh dưới giá vốn nên lợi nhuận gộp ghi nhận 11,95 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 5,15 tỷ đồng, tăng 17,1 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 229,7%, tương ứng tăng thêm 1,47 tỷ đồng lên 2,11 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 55,6%, tương ứng tăng thêm 0,9 tỷ đồng lên 2,52 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 5,1%, tương ứng giảm 0,63 tỷ đồng về 11,67 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Được biết, Quốc tế Hoàng Gia đã trải qua 11 quý lỗ liên tiếp từ quý IV/2019 tới nay. Trong đó, quý lãi gần nhất là quý III/2019, Công ty ghi nhận lãi 8,03 tỷ đồng.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Quốc tế Hoàng Gia ghi nhận doanh thu đạt 50,41 tỷ đồng, giảm 8,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 30,9 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 45,08 tỷ đồng.
Với việc tiếp tục ghi nhận lỗ thêm 30,9 tỷ đồng, tính tới 30/6/2022, tổng lỗ lũy kế của Quốc tế Hoàng Gia đã lên tới 443,3 tỷ đồng, chiếm 63% vốn điều lệ của Công ty.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Quốc tế Hoàng Gia tăng 5,3% so với đầu năm lên 894 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định đạt 693,6 tỷ đồng, chiếm 77,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 102,6 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng tài sản và các tài sản khác.
Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối quý II, tài sản ngắn hạn là 76,4 tỷ đồng, nợ ngắn hạn là 210,1 tỷ đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn 133,7 tỷ đồng.
Như vậy, Quốc tế Hoàng Gia đang sử dụng 133,7 tỷ đồng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, Công ty đang có sự mất cân bằng kỳ hạn khi sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ tài sản dài hạn.
Xét về nợ vay, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 33,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 27,78 tỷ đồng lên 110,4 tỷ đồng và chiếm 12,3% tổng nguồn vốn.
![]() |
Cơ cấu nợ vay của RIC tới 30/6/2022 (Nguồn: BCTC). |
Trong đó, chủ nợ của Quốc tế Hoàng Gia chủ yếu là Ngân hàng đại chúng PVCombank Quảng Ninh 70,1 tỷ đồng; Công ty TNHH bất động sản Lam Xuân 40,34 tỷ đồng (ngắn hạn 22,09 tỷ đồng và dài hạn 18,25 tỷ đồng).
Ở một diễn biến khác, ngày 16/5. Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) cho biết đã hủy niêm yết toàn bộ 28,7 triệu cổ phiếu RIC với lý do Công ty lỗ 3 năm liên tiếp (2019, 2020 và 2021), thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 120, Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.
Được biết, trong năm 2021, RIC ghi nhận lỗ 102,5 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 81,5 tỷ đồng và là năm thứ 3 lỗ liên tiếp. Tính tới 31/12/2021, tổng lỗ lũy kế 412,37 tỷ đồng, bằng 58,6% vốn điều lệ công ty.
Ngoài ra, sau kiểm toán năm 2021, kiểm toán cho rằng công ty có khoản lỗ sau thuế 102,5 tỷ đồng trong năm 2021, năm 2020 lỗ 81,54 tỷ đồng và tính tới 31/12/2021, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn là 141,89 tỷ đồng. Những điều kiện này, cùng với các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Quốc tế Hoàng Gia.
![]() |
Cơ cấu cổ đông RIC tới 30/6/2022 (Nguồn: BCTC). |
Tính tới 30/6/2022, cổ đông của Quốc tế Hoàng Gia gồm Công ty TNHH Đầu tư Khải Việt sở hữu 52,49% vốn điều lệ; bà Ngô Thu Mật sở hữu 3,21% vốn điều lệ; ông Nguyễn Khởi Phát sở hữu 2,68% vốn điều lệ; Nguyễn Tiểu Mai sở hữu 2,52% vốn điều lệ; và còn lại 39,09% thuộc về các cổ đông khác.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7, cổ phiếu RIC đóng cửa giá tham chiếu 14.400 đồng/cổ phiếu.
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng
-
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC -
Vietnam Airlines đặt mục tiêu 116.715 tỷ đồng doanh thu, 5.119 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2025 -
Sasco biến động nhân sự trước thềm Đại hội đồng cổ đông năm 2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách