
-
Hà Nội hoàn thành 8/8 chỉ tiêu về đích nông thôn mới
-
Cả nước có hơn 14,87 triệu ha rừng
-
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực âm nhạc
-
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất
-
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 -
105 hành khách đầu tiên bay từ ga T3 - Tân Sơn Nhất đến Sân bay Vân Đồn
Cả nước hiện có 9 đại học, gồm: Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Bách khoa Hà Nội, Kinh tế TP.HCM, Duy Tân, Kinh tế Quốc dân. Trừ Duy Tân là đại học tư thục, còn lại là cơ sở công lập, nhận đầu tư từ ngân sách và thuộc sở hữu của nhà nước.
Theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, trường đại học và đại học là hai khái niệm khác nhau. Trường đại học, học viện là cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Còn đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, gồm các trường đại học, khoa thành viên.
Để chuyển từ trường đại học thành đại học, theo Nghị định 99 năm 2019 của Chính phủ quy định các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.
![]() |
Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/11. |
Mô hình đại học chỉ một hệ thống lớn, số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên đông, đa dạng. Mô hình này vừa đảm bảo sự tự chủ và điều hành thống nhất, vừa tạo điều kiện cho từng đơn vị trực thuộc có quyền tự chủ, giúp cả hệ thống tăng sự năng động, sáng tạo.
Trước đó vào đầu năm 2024, Đại học Kinh tế Quốc dân đã thành lập ba trường trực thuộc là Kinh tế và Quản lý công, Kinh doanh và Công nghệ.
Ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1386 về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Hội đồng trường, Hiệu trưởng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tới khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hội đồng đại học và giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân.
Chính phủ yêu cầu Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức lại cơ cấu và hoạt động theo Luật Giáo dục đại học và các quy định liên quan. Trong quá trình đó, trường phải bảo đảm quyền, lợi ích của các bên, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.
Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
Theo Quyết định này, sửa đổi điều khoản thuộc Quyết định số 298 ban hành năm 2024 của Thủ tướng về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
-
Hải Phòng bố trí hơn 400 căn hộ để cán bộ Hải Dương thuê khi hợp nhất -
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 -
105 hành khách đầu tiên bay từ ga T3 - Tân Sơn Nhất đến Sân bay Vân Đồn -
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay đầu tiên -
Cảnh báo tái diễn tình trạng mua bán sổ bảo hiểm xã hội trên mạng -
Phenikaa chính thức trở thành đại học: Hiện thực hóa mô hình tri thức, sáng tạo, hội nhập -
Hà Nội phê duyệt đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu