Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
RCEP là ưu tiên tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam
Hải Yến - 31/08/2020 16:22
 
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết vào tháng 11 năm nay, đây cũng là hiệp định thương mại ưu tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết vào tháng 11 năm nay.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết vào tháng 11 năm nay

Thông tin về khả năng ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 (AEM 52) vừa diễn ra tại Việt Nam, Bộ trưởng kinh tế các nước đã thảo luận kỹ, tìm ra hướng để giải quyết tồn đọng trong đàm phán để ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm 2020.

Có thể nói, phần lớn vấn đề tồn đọng liên quan đến đàm phán RCEP đã đạt được kết quả khả quan, hài lòng. Các Bộ trưởng đã cho chỉ đạo cụ thể, kể cả vấn đề về rà soát phát lý, thúc đẩy đạt mục tiêu tất cả việc chuẩn bị để ký kết vào cuối năm 2020, cũng như tiếp tục tạo điều kiện để Ấn Độ tham gia trong quá trình ký kết RCEP .

“Dự kiến cần thêm 1 hội nghị vào tháng 10/2020 để đánh giá lại công tác chuẩn bị, trước khi báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11/2020 để ký kết Hiệp định RCEF theo đúng yêu cầu”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Đánh giá về tầm quan trọng của hiệp định này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, RCEP luôn được xác định là nội dung rất ưu tiên trong chiến lược hội nhập của Việt Nam. RCEP có ý nghĩa quan trọng cho chiến lược phát triển dài hạn của Việt Nam; khẳng định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa cũng như hội nhập của khu vực với thế giới.

RCEP chính thức đàm phán từ năm 2013, ban đầu có sự tham gia của 16 quốc gia Đông Á gồm 10 nước thành viên ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ, tuy nhiên, vào giai đoạn đàm phán cuối cùng, Ấn Độ đã rút lui.

Bất chấp việc tạm thời không có Ấn Độ, 15 quốc gia RCEP vẫn sẵn sàng tiến tới thành lập một FTA lớn nhất thế giới. Đối với Việt Nam, RCEP được ký kết và có hiệu lực sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, đồng thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.

Khi được ký kết và đi vào thực thi, Hiệp định RCEP sẽ hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, GDP quy mô lên tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD. RCEP gồm 15 nước vẫn là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới và tác động vượt ra khỏi tầm khu vực. Theo ước tính, tăng trưởng GDP của 15 nước thành viên RCEP sẽ đạt 137 tỷ USD.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), RCEP được ký kết và đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp cận thị trường tiêu thụ lớn, có quy mô GDP gấp đôi hiệp định CPTPP, mà còn tiếp cận được nguồn nguyên liệu, phục vụ chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu hiện nay.

Đơn cử, Việt Nam có thể nhập khẩu chip điện tử từ Nhật Bản, Hàn Quốc; nhập nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc, sau đó sản xuất trong nước và xuất đi nước khác, đồng thời thỏa mãn quy tắc xuất xứ nội khối để tận dụng được ưu đãi thuế quan.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: RCEP mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN và 6 nước đối tác để thúc đẩy sớm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư