
-
Hải Phòng từng bước hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng xanh
-
Xây dựng tiêu chuẩn tín chỉ carbon của Việt Nam
-
Chuyển đổi xanh là cơ hội vàng để Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu
-
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững
-
ABBank hợp tác SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, phát triển bền vững -
Văn phòng xanh, thông minh là xu thế của thời đại
Năng lượng ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ than đá, ước tính chiếm khoảng 70% tổng lượng phát thải của Việt Nam vào năm 2030.
Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Một thỏa thuận được Việt Nam, các nước G7, EU, Đan Mạch và Na Uy ký kết vào tháng 12/2022, nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, bao gồm giảm 30% lượng phát thải cao nhất hằng năm từ ngành năng lượng, gia tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện từ 36% lên ít nhất 47% vào năm 2030, điều chỉnh giảm lượng than đá tối đa và đỉnh phát thải vào năm 2035.
Nguồn năng lượng hydro xanh được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển, sẽ có những đóng góp, tuy nhỏ, nhưng có ý nghĩa, giúp Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu này. Hydro xanh có ứng dụng rộng rãi, không chỉ trong ngành hàng hải, vận tải, công nghiệp chế tạo thép, phân bón, hóa chất, mà với cả những lĩnh vực khó giảm carbon.
Sản xuất và sử dụng hydro xanh là lĩnh vực mới ở Việt Nam, nhưng chủ đề năng lượng trung gian đang ngày càng được quan tâm hơn. Đơn cử, Công ty Việt Nam Hydro Xanh TGS đang dự định xây dựng nhà máy điện phân đầu tiên với vốn đầu tư 840 triệu USD.
Nghiên cứu chung của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Năng lượng (Bộ Công thương) đã thực hiện các bước sơ bộ để đánh giá vai trò, tiềm năng của việc sản xuất hydro xanh từ điện phân nước, ứng dụng của hydro xanh nhằm giảm phát thải nhà kính trên diện rộng và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh tại Việt Nam.
Các kết quả sơ bộ bao gồm: phân tích kinh tế, thống kê từ việc sử dụng các dữ liệu về năng lượng trong nước và dự báo năng lượng tái tạo được cập nhật mới nhất, từ các giả định của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021.
Đánh giá tiềm năng sản xuất hydro từ điện phân nước ở Việt Nam, cần lưu ý 3 vấn đề sau:
Đầu tiên, để có được ước tính thực tiễn về hydro xanh, cần có 3 kịch bản khác nhau dựa trên năng lượng tái tạo được cung cấp từ nguồn tạo năng lượng mặt trời và gió phi tập trung, từ nguồn cung cấp năng lượng tái tạo và nguồn cung cấp năng lượng hỗn hợp. Nếu các máy điện phân chạy 90% công suất liên tục trong cả năm, thì có thể sản xuất được ít nhất 11,49 triệu tấn hydro xanh trong năm 2020, đến năm 2050, con số này có thể lên đến 18,78 triệu tấn.
Thứ hai, chi phí quy dẫn của hydro dự báo giảm rõ rệt trong mỗi kịch bản của 3 kịch bản trên, cao nhất là 11,81 USD/kg ở mức 65% công suất và thấp nhất là 2,42 USD/kg ở mức 90% công suất vào năm 2050. Tuy nhiên, ngay cả khi chi phí này giảm nhanh trong các thập kỷ tới, thì vẫn ở mức tương đối cao so với các mục tiêu đặt ra.
Thứ ba, cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của các chính phủ trong việc đặt mục tiêu, xây dựng chiến lược, quy định và cung cấp các ưu đãi dựa trên thị trường để giảm carbon. Thách thức lớn nhất là luật pháp, tiêu chuẩn và quy tắc thương mại của hydro trên toàn cầu vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Hiện đã có trên 40 chính phủ xây dựng chiến lược hydro xanh. Theo đó, các nhà đầu tư công nghiệp cũng cần đặt ra các mục tiêu kỹ thuật về giảm giá thành sản xuất điện phân dựa trên nâng cao năng lực, nghiên cứu và phát triển cũng như các ứng dụng ngành phù hợp.
Hydro xanh được coi là nguồn năng lượng thế hệ mới và được dự báo sớm trở thành nguồn năng lượng thay thế tối ưu. Việc sản xuất hydro xanh, các chất mang năng lượng như amoniac và các nhà máy năng lượng tái tạo có thể đáp ứng một phần nhu cầu lưu trữ và tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trong giao thông - vận tải và các lĩnh vực khác, góp phần giúp Việt Nam đạt được các cam kết tại COP26. UNDP sẽ tiếp tục hợp tác với Viện Năng lượng trong sản xuất và sử dụng hydro xanh, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam.
-
Thái Bình: Khởi công Nhà máy xử lý nước thải tại KCN Hải Long, đón đầu làn sóng đầu tư mới -
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững -
ABBank hợp tác SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, phát triển bền vững -
Văn phòng xanh, thông minh là xu thế của thời đại -
Việt Nam triển khai bản đồ cảnh báo rủi ro khí hậu cho ngành xây dựng -
Giám sát vật tư nông nghiệp: Để đầu vào sạch, đầu ra mạnh -
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số