Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
SCB cảnh báo tin nhắn mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng
T.V - 28/05/2021 15:09
 
Hiện nay, đang xuất hiện hiện tượng mạo danh tin nhắn SCB để lừa đảo nhằm đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền của khách hàng trong tài khoản.

Theo SCB, kẻ lừa đảo nhắn tin SMS thông báo khách hàng click vào đường link giả mạo (tại link www.v-scb.com) trong tin nhắn và yêu cầu nhập tên đăng nhâp, mật khẩu dich vụ ebanking để đánh cắp tiền trong tài khoản Khách hàng.

Đồng thời, kẻ lừa đảo thường giả mạo đường link chỉ sai khác một vài ký tự hoặc chi tiết so với đường link thật nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Đã có trường hợp khách hàng nhấp vào link giả mạo trong tin nhắn, và đã mất tiền. Số tiền này lập tức bị chuyển sang các tài khoản của các ngân hàng khác.

Đây là hình thức lừa đảo đã được SCB và các cơ quan chức năng cảnh báo tới khách hàng nhiều lần trong thời gian qua.
SCB xin khuyến cáo khách hàng: Ngân hàng chỉ có duy nhất 1 địa chỉ website tại đường dẫn: https://scb.com.vn.

SCB không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…).

Do đó, khi nhận các yêu cầu truy cập vào các đường link yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, khách hàng hãy xóa và tuyệt đối không bấm vào các đường link này.

Trường hợp đã bấm vào đường link và tiết lộ thông tin, khách hàng nên chủ động thực hiện các biện pháp khẩn cấp gồm khóa dịch vụ trên các kênh trực tuyến; đổi mật khẩu của dịch vụ đã cung cấp thông tin cho kẻ gian, khách hàng cần gọi ngay đến ngân hàng và chủ động trình báo vụ việc tới cơ quan công an trong trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Để chủ động bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân, SCB khuyến cáo khách hàng cần vảnh giác với điện thoại, tin nhắn, email xưng danh nhân viên SCB để tiếp thị và hướng dẫn thực hiện các khoản vay không rõ ràng và yêu cầu phải chuyển khoản, thu phí mở hồ sơ, giải ngân tiền.

Khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ để tránh bị kẻ gian lấy cắp thông tin cá nhân và sử dụng trái phép. Đồng thời, khách hàng tuyệt đối không truy cập và thực hiện giao dịch tín dụng trên các link, website lạ nhận được qua điện thoại, tin nhắn, email.

Khách hàng cũng tuyệt đối không nạp tiền, chuyển khoản cho người lạ hoặc những người có dấu hiệu nghi vấn. Khi có bất kỳ nghi vấn liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch,cần liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ kịp thời.

SCB và Ngân hàng Kiraboshi hỗ trợ doanh nghiệp Nhật tìm cơ hội tại Việt Nam
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa ký kết hợp tác chiến lược với đại diện Kiraboshi tại Việt Nam - Kiraboshi Business Consulting Vietnam, hỗ trợ tại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư