-
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định bỏ xét tuyển sớm trong tuyển sinh đại học 2025 -
Hành trình tôn vinh tinh hoa Tết Việt của Home Hanoi Xuan -
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Thư khen gửi Đội tuyển Bóng đá Quốc gia -
Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam 2 tỷ đồng -
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày
Mạnh tay
PGS-TS. Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, hàng năm, trường có 700 - 800 sinh viên phải ra khỏi hệ chính quy do không đảm bảo được yêu cầu đào tạo. Ngược lại, trong số 5.000 sinh viên mỗi năm của Đại học Bách khoa Hà Nội, có khoảng 1.000 sinh viên tốt nghiệp trước thời hạn.
Một số trường thuộc khối kỹ thuật như Trường đại học Thủy lợi, Trường đại học Giao thông Vận tải cũng có số lượng sinh viên phải bỏ dở việc học khá nhiều, con số không ít hơn 700 - 800 sinh viên/năm.
Mới đây, Trường đại học Luật TP.HCM thông báo, có 37 sinh viên chính quy bị buộc thôi học. Lý do là, học kỳ I và II năm học 2021 - 2022, các sinh viên này có điểm trung bình học kỳ đều dưới 1,0 tính theo thang điểm 4,0; đồng thời bị cảnh báo học vụ 2 lần liên tiếp.
Bên cạnh đó, Trường đại học Luật TP.HCM cũng cảnh báo học vụ đối với 89 trường hợp vì điểm trung bình tích lũy toàn khóa, trung bình học kỳ II năm học 2021 - 2022 thấp. Nếu những sinh viên này không cải thiện kết quả học tập và bị cảnh báo học vụ lần thứ 2 liên tiếp, thì sẽ bị buộc thôi học theo quy định.
Học viện Ngân hàng vừa thông báo danh sách 346 sinh viên bị buộc thôi học do kết quả học tập kém; 964 sinh viên bị cảnh báo học vụ do kết quả học tập chưa tốt. Một số sinh viên khác được kéo dài thời gian đào tạo của học kỳ II năm học 2021 - 2022 phải làm đơn trình bày kế hoạch học tập, hoàn thành các điều kiện tốt nghiệp. Nếu kết thúc học kỳ I năm học 2022 - 2023, các sinh viên này không đủ điều kiện tốt nghiệp, sẽ bị buộc thôi học theo quy chế.
Trường đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cũng thông báo danh sách 51 sinh viên diện buộc thôi học năm học 2021 - 2022...
Đây chỉ là một số ví dụ về việc các trường đại học, cao đẳng đang mạnh tay “siết” công tác đào tạo, nhằm đảo bảo chất lượng sinh viên khi tốt nghiệp.
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Lãnh đạo một số trường đại học cho biết, số sinh viên bị buộc thôi học chủ yếu rơi vào năm thứ nhất, thứ hai. Một trong những nguyên nhân là do chọn ngành không phù hợp, trong khi quy chế đào tạo hiện không cho phép đổi ngành, sinh viên miễn cưỡng học, dẫn đến kết quả học tập kém. Bên cạnh đó, bậc đại học khác hẳn với bậc phổ thông, nếu sinh viên không nỗ lực thì rất dễ bị “đứt gánh giữa đường”.
Vì vậy, bên cạnh việc học kiến thức, sinh viên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng, phương pháp cần thiết để thích ứng với môi trường học đại học. Nhà trường cũng cần có hướng dẫn, tư vấn, định hướng rõ ràng để người học lựa chọn đúng.
TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, việc sinh viên bị buộc thôi học vì không đảm bảo các điều kiện chất lượng trong quá trình đào tạo là bình thường và cần thiết để thanh lọc những trường hợp yếu, không phù hợp với môi trường đại học hoặc ngành đang theo học.
Theo các chuyên gia, hiện nay, các trường đại học tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau, nên cánh cửa đại học luôn rộng mở với thí sinh, song công tác đào tạo đang được siết chặt nhằm nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Việc siết chặt “đầu ra”, chú trọng chất lượng đào tạo đang là mục tiêu được các trường hướng tới, thậm chí được coi là giải pháp đột phá nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
TS. Trương Tiến Tùng, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Mở Hà Nội nhấn mạnh, đây là xu hướng phù hợp với thực tiễn khách quan và xu thế quốc tế. Mở “đầu vào” chính là tạo điều kiện, cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người học, rộng hơn chính là phát triển xã hội học tập và học tập suốt đời, nhưng không có nghĩa là tuyển sinh bằng mọi giá và “vơ bèo vạt tép”.
Việc các trường đại học chú trọng đào tạo, siết chặt đầu ra không chỉ là trách nhiệm tự thân, mà còn là trách nhiệm với người học và xã hội. Khi đó, chất lượng đào tạo sẽ được kiểm soát trong suốt quá trình từ khi sinh viên nhập học đến khi tốt nghiệp.
“Hơn bao giờ hết, bản thân sinh viên phải nỗ lực, phấn đấu không ngừng và học tập nghiêm túc, thực chất để có kiến thức, hành trang lập thân, lập nghiệp sau này”, TS. Trương Tiến Tùng nói.
Đồng quan điểm, PGS-TS. Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường đại học Y Hà Nội) cũng khẳng định, nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập. Vì thế, các em không được lơ là, chủ quan. Đặc biệt, với những thí sinh có ý định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào học trường y cần xác định tâm thế chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ và khổ luyện trong những năm học đại học.
-
Đào tạo nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục năm 2025 -
Thông tư mới về dạy thêm, học thêm: Cần hiểu đúng bản chất -
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi Thư khen gửi Đội tuyển Bóng đá Quốc gia -
Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch -
Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam 2 tỷ đồng -
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
Hội hoa Xuân và các sản phẩm OCOP vùng miền Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ diễn ra trong 5 ngày
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/1 -
2 Tin tưởng vào điểm đến Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài giải ngân kỷ lục 25,35 tỷ USD trong năm 2024 -
3 Vượt mục tiêu đề ra, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09% -
4 Kích hoạt dần Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất ở Đông Á
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI
- Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững