
-
Góc nhìn TTCK tuần 25-30/5: Thị trường cần một nhịp điều chỉnh
-
Đằng sau đợt phát hành cổ phiếu gian nan của TDC
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm -
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
![]() |
Quý I/2025 đánh dấu quý tăng trưởng thứ 9 liên tiếp của hoạt động cho vay margin tại các công ty chứng khoán. Ảnh: Đức Thanh |
Phân tách rõ rủi ro thanh toán
Tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 91/2020/TT-BTC - văn bản pháp lý quan trọng quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán công bố trung tuần tháng 5/2025, hệ số rủi ro thanh toán - một thành tố trong công thức tính giá trị rủi ro thanh toán có sự thay đổi ở một số nhóm tài sản.
Đáng chú ý, hệ số rủi ro thanh toán đối với các khoản phải thu khách hàng khác không thuộc điểm đ, g, khoản 1, Điều 10 nâng lên mức 150%. Tại Thông tư số 91/2020/TT-BTC, quy định trong khoản 1, Điều 10 về giá trị rủi ro thanh toán yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán khi kết thúc ngày giao dịch đối với các hợp đồng, gồm cho vay mua ký quỹ chứng khoán niêm yết phù hợp với quy định của pháp luật (khoản đ) và các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán (khoản g).
“Quy định này nhằm hạn chế rủi ro phát sinh từ các hoạt động khác của tổ chức kinh doanh chứng khoán”, cơ quan soạn thảo cho biết thêm về thay đổi trên.
Cùng với đó, các khoản tạm ứng cũng bị áp hệ số rủi ro tăng dần từ 8% đến 100%. Cụ thể, trường hợp giá trị toàn bộ các khoản tạm ứng chiếm từ 0% đến 2% vốn chủ sở hữu, hệ số rủi ro được xác định là 8%. Tuy nhiên, hệ số này sẽ tăng lên 50%, nếu giá trị các khoản tạm ứng chiếm 2-5% vốn chủ sở hữu và ở mức 100% nếu giá trị tạm ứng vượt 5%.
Việc bổ sung công thức tính rủi ro đối với các khoản tạm ứng có thời gian hoàn ứng còn lại dưới 90 ngày có giá trị chiếm trên 2% đến dưới 5% vốn chủ sở hữu để đảm bảo mức độ gia tăng rủi ro của khoản tạm ứng lớn.
Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết. Đây là một trong 3 cấu phần xác định tổng giá trị rủi ro, bên cạnh giá trị rủi ro thị trường và giá trị rủi ro hoạt động.
Ngoài yêu cầu phân tách riêng với một số khoản phải thu khách hàng, các sửa đổi trong Dự thảo Thông tư cũng mở rộng phạm vi xác định giá trị rủi ro thanh toán. Điển hình là bổ sung các khoản tiền trên tài khoản giao dịch chứng khoán của công ty quản lý quỹ mở tại công ty chứng khoán; các khoản phải thu khi bán chứng khoán niêm yết trong hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ; các hợp đồng cam kết mua lại chứng khoán hoặc các hợp đồng có tính chất tương tự.
Liên tiếp các kỷ lục cho vay margin
Việc phân tách áp dụng hệ số rủi ro thanh toán đối với các khoản phải thu khách hàng tại Dự thảo Thông tư được đưa ra trong bối cảnh giá trị các khoản phải thu khách hàng, bao gồm cho vay hoạt động ký quỹ và ứng trước tiền bán tăng mạnh. Quý I/2025 đánh dấu quý tăng trưởng thứ 9 liên tiếp của hoạt động cho vay margin tại các công ty chứng khoán, vượt mốc 280.000 tỷ đồng, tăng khoảng 13% so với thời điểm cuối năm trước. Trong đó, riêng ở top 10 công ty chứng khoán có dư nợ lớn nhất, quy mô cho vay đạt hơn 150.000 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay margin mở rộng nhanh chóng đã giúp lãi từ các khoản cho vay và phải thu của các công ty chứng khoán tăng mạnh, đạt mức tăng trưởng 26% trong riêng quý I/2025. Tuy nhiên, diễn biến thị trường trong quý I/2025 cho thấy, dòng tiền margin tăng không tỷ lệ thuận với mức độ sôi động của giao dịch.
Số liệu tính đến cuối năm 2024 cho thấy, tỷ lệ cho vay ký quỹ/vốn chủ sở hữu vẫn ở mức khá thấp, chỉ khoảng 88%, thấp hơn nhiều mức đỉnh 127% trong năm 2021. Nguyên nhân là các công ty chứng khoán đã liên tục gia tăng năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ thời gian qua. Tuy vậy, tỷ lệ giữa margin/tổng giá trị vốn hóa điều chỉnh theo khối lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng lại cao kỷ lục, vượt mức 10%.
Theo các chuyên gia, hiện tượng các công ty chứng khoán cho khách hàng lớn cầm cố lượng lớn cổ phiếu để giải quyết nhu cầu vốn là điều đáng chú ý. Trong bối cảnh cạnh tranh cao khi nguồn vốn dồi dào, thủ tục vay các khoản lớn như trên có thể rất nhanh gọn và lãi suất rất cạnh tranh.
Đánh giá về triển vọng ngành chứng khoán năm 2025, bà Nguyễn Hà My, CFA - Chuyên viên phân tích VIS Rating cho rằng, các công ty chứng khoán liên kết với ngân hàng tư nhân sẽ là đầu tàu tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận cả ngành, nhờ tận dụng mạng lưới khách hàng và nguồn vốn từ ngân hàng mẹ để thúc đẩy hoạt động cho vay ký quỹ và phân phối trái phiếu.
Tuy nhiên, chuyên gia từ VIS Rating cũng lưu ý một rủi ro ở mức cao đối với các công ty liên kết với ngân hàng tư nhân đến từ việc các công ty này đã tăng cường cho vay ký quỹ đối với các khách hàng lớn trong nửa cuối năm 2024 giữa bối cảnh nhu cầu từ khách hàng cá nhân suy yếu.
Trong bối cảnh dư nợ margin tiếp tục lập đỉnh, việc phân loại, kiểm soát và gắn hệ số rủi ro phù hợp cho từng loại tài sản, đặc biệt là các khoản phải thu “ngoài chuẩn” và các khoản tạm ứng, là bước đi cần thiết hoàn thiện khung chỉ tiêu an toàn tài chính, quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường.
-
Siết quản lý cho vay margin và các khoản tạm ứng -
Giao dịch thận trọng, VN-Index giằng co trong phiên 23/5 -
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm -
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số