
-
Chặt vòi bạch tuộc hàng giả bằng "con dao" truy xuất nguồn gốc sản phẩm
-
Tăng tốc thương mại hóa, phổ cập 5G
-
Người dân đặc biệt quan tâm đến chính sách thuế và quy định tài chính mới
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20% -
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
Ngoại trừ các loại điện thoại, điện thoại thông minh (smartphone) được sản xuất theo cách nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc về lắp ráp ở Việt Nam hoặc đặt làm trọn gói ở Trung Quốc, mang thương hiệu Việt Nam, thì hiện tại, chỉ còn smartphone mang thương hiệu VNPT và Viettel được sản xuất tại Việt Nam. Song sản phẩm của hai đại gia viễn thông này vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng tại thị trường nội địa.
![]() | ||
Người tiêu dùng dửng dưng với smartphone “Made in Vietnam” của Viettel, VNPT, khiến các sản phẩm này ế ẩm |
Gần đây nhất, Công ty VNPT Technology (thuộc VNPT) đã ra mắt bộ đôi smartphone mới là Vivas Lotus S2 và S2 Eco, với giá lần lượt là 1,59 và 2,19 triệu đồng. Trước đó, cuối tháng 8/2013, VNPT Technology lần đầu tiên giới thiệu “smartphone đầu tiên sản xuất tại Việt Nam” có tên Vivas Lotus 1, với giá 3,9 triệu đồng.
Nhưng dường như cái danh “smartphone đầu tiên sản xuất tại Việt Nam” không làm nên thành công cho Vivas Lotus. Trên thị trường, các sản phẩm dòng Vivas Lotus tiêu thụ rất chậm và thường nằm phủ bụi trong góc khuất các đại lý, cửa hàng bán smartphone.
Ngay tại buổi ra mắt sản phẩm Vivas Lotus S2 và S2 Eco, ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Marketing sản phẩm của VNPT Technology đã thẳng thắn thừa nhận: “Chúng tôi phải chịu quá nhiều chỉ trích từ khi bắt đầu dự án sản xuất smartphone tại Việt Nam. Những người ủng hộ chúng tôi quá ít. Người dùng trong nước luôn nhìn nhận tiêu cực, nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, thậm chí nghi ngờ cả sự trung thực, chất xám và trình độ của chính người Việt Nam”.
Còn Viettel thì tháng 10/2012 đã bán ra thị trường chiếc smartphone đầu tiên mang thương hiệu Viettel V8403. Theo giới thiệu của Viettel, đây là sản phẩm đầu tiên do công ty tự thiết kế và sản xuất. Song trên thực tế, sản phẩm này có các thông số, cấu hình y hệt sản phẩm ZTE V790 được bán ở các thị trường khác, như Nga, Ấn Độ. Đến tháng 8/2013, Viettel công bố thông tin nhà máy sản xuất điện thoại di động của Viettel đang chế tạo ra những chiếc smartphone “made in Việt Nam” Viettel V8502 cung cấp cho thị trường nội địa và quốc tế.
Lãnh đạo của Viettel tiết lộ, 90% sản phẩm của Viettel là để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài và lượng smartphone tiêu thụ tại Việt Nam là “rất khiêm tốn”.
Smartphone của Viettel, VNPT không thể chọi lại các siêu phẩm smartphone của Apple, Samsung… và không được “ngồi cùng chiếu” với OPPO, Lenovo, Huawei đã đành, mà còn thua cả smartphone “thương hiệu Việt” khác như FPT, Q-mobile, Mobistar. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là do hai đại gia không làm chủ được công nghệ, thiết kế xấu, cấu hình yếu, giá cả chưa phù hợp…
Về công nghệ, smartphone của Viettel, VNPT đều gần như nhập khẩu toàn bộ linh kiện Trung Quốc. Theo ông Bùi Nguyễn Nam Sơn, Quản đốc Xí nghiệp Thiết bị đầu cuối (Công ty Thông tin M1), 70% linh kiện sản xuất điện thoại của Viettel là nhập khẩu.
Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Marketing sản phẩm của VNPT Technology cũng thừa nhận: “100% linh kiện đều được nhập khẩu từ các đối tác nước ngoài”.
Trong khi đó, thị trường linh kiện điện thoại lớn nhất trên thế giới thuộc về Trung Quốc, với các nhà sản xuất lớn như ZTE, Huawei…
Như vậy, phần gọi là chất xám của các sản phẩm này chỉ nằm ở khâu thiết kế kiểu dáng và tích hợp các tiện ích, phầm mềm. Song ngay cả khâu này, các sản phẩm smartphone của 2 nhà mạng trên cũng thua rất xa các sản phẩm trên thị trường.
Việc ra mắt Vivas Lotus S2 và S2 Eco cho thấy, VNPT Technology đang tiếp tục theo đuổi sản xuất smartphone giá rẻ. Còn Viettel vẫn tiếp tục triển khai chiến lược phổ cập smartphone ở Việt Nam. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, Viettel đang nuôi khát vọng, đến năm 2020, mỗi người dân Việt Nam phải có một chiếc smartphone. Mục tiêu của Viettel là sản xuất ra smartphone có giá chưa tới 1 triệu đồng/chiếc và có gói dữ liệu (data) trọn gói chỉ 70.000 đồng/tháng. Nếu làm được điều này, thì đây quả là một cuộc cách mạng.
Việc Viettel, VNPT sản xuất smartphone là đáng khích lệ, song nếu cứ đi theo cách làm như 2 năm qua, thì tình trạng sản phẩm làm ra bị khách hàng “quay lưng” là điều có thể đoán trước và khó tránh khỏi.
Hữu Tuấn
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc -
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước -
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20% -
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng
-
SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City