
-
Giá vàng tăng dồn dập, PNJ vẫn nhiều nỗi lo
-
Chủ dự án Khu công nghiệp Cộng Hoà lên kế hoạch tăng trưởng trở lại trong năm 2025
-
Chứng khoán UP đặt kế hoạch lãi gấp 4 lần, Chủ tịch dự mua thêm hơn 51% vốn
-
Chứng khoán SSI đặt mục tiêu lãi vượt 4.000 tỷ đồng
-
Sonadezi Châu Đức lên kế hoạch đi ngang trong năm 2025 -
Sản lượng điện EVNGENCO3 (PGV) 2 tháng đầu năm tăng 4,7%, sẵn sàng cho cao điểm mùa khô
Trong quý IV/2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC ghi nhận doanh thu đạt 3.212,26 tỷ đồng, giảm 23,6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận lỗ 329,87 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 514,99 tỷ đồng).
Trong kỳ, Công ty không còn kinh doanh dưới giá vốn khi lợi nhuận gộp ghi nhận dương 48,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 367,9 tỷ đồng, tức tăng thêm 416,7 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu tài chính tăng 26,1%, tương ứng tăng thêm 6,23 tỷ đồng, lên 30,1 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 22,8%, tương ứng giảm 23,17 tỷ đồng, về 78,6 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 290,8%, tương ứng tăng thêm 264,83 tỷ đồng, lên 355,9 tỷ đồng; lợi nhuận khác tăng 11,03 lần, tương ứng tăng thêm 27,13 tỷ đồng, lên 29,59 tỷ đồng; và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài chính - chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp), trong quý IV/2023, Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 385,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 560,7 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý cuối năm 2023 mặc dù lợi nhuận gộp dương trở lại nhưng do lợi nhuận gộp tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công ty Đầu tư Thương mại SMC tiếp tục ghi nhận lỗ trong kỳ.
Lý giải kinh doanh thua lỗ, Công ty Đầu tư Thương mại SMC cho biết sự đóng băng của thị trường bất động sản làm cho các doanh nghiệp bất động sản nói chung và các doanh nghiệp thị công xây lắp gặp khó khăn kéo dài, sụt giảm mạnh về doanh thu và dòng tiền, từ đó kéo theo công nợ chậm luân chuyển của Công ty đối với khách hàng lớn, đến cuối năm 2023, Công ty phải thực hiện tăng trích lập dự phòng các khoản phải thu, làm cho lợi nhuận không đạt hiệu quả.
Luỹ kế trong năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC ghi nhận doanh thu đạt 13.786,3 tỷ đồng, giảm 40,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ ghi nhận lỗ 879,3 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 578,99 tỷ đồng, tức lỗ tăng thêm hơn 300 tỷ đồng.
Được biết, trong năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 20.350 tỷ đồng, giảm 12,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 150 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 651,8 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đã ghi nhận lỗ lớn hơn rất nhiều kế hoạch có lãi trong năm tài chính.
Bước sang năm 2024, Công ty Đầu tư Thương mại SMC thông qua kế hoạch sản lượng tiêu thụ 900.000 tấn thép các loại và lợi nhuận sau thuế dự kiến 80 tỷ đồng.
Ngoài ra, với việc tiếp tục lỗ trong năm thứ hai liên tiếp, tính tới 31/12/2023, tổng lỗ luỹ kế đã lên tới 162,9 tỷ đồng (đầu năm lãi luỹ kế 343,6 tỷ đồng) và bằng 22,1% vốn chủ sở hữu.
Nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn
Về quy mô vốn, tính tới 31/12/2023, tổng tài sản của Công ty Đầu tư Thương mại SMC giảm 26,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 2.236,6 tỷ đồng, về 6.092,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 1.561,3 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 1.451,5 tỷ đồng, chiếm 23,8% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 1.152,9 tỷ đồng, chiếm 18,9% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 840,3 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, tài sản biến động mạnh chủ yếu tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 23,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 347,7 tỷ đồng, về 1.152,9 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 46,7%, tương ứng giảm 1.370,6 tỷ đồng, về 1.561,3 tỷ đồng; tồn kho giảm 46,3%, tương ứng giảm 724,5 tỷ đồng, về 840,3 tỷ đồng …
Điểm đáng lưu ý, tại thời điểm cuối năm 2023, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đã trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tới 553,3 tỷ đồng (đầu năm chỉ trích lập 50,3 tỷ đồng). Trong đó, danh sách nợ xấu là hàng loạt các công ty bất động sản, công ty xây dựng có tiếng tại Việt Nam.
Về phần nguồn vốn, tính tới cuối năm 2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 15,7% so với đầu năm, tương ứng giảm 561,2 tỷ đồng, về 3.014,3 tỷ đồng và bằng 375% vốn chủ sở hữu (đầu năm tổng nợ vay là 3.575,5 tỷ đồng, bằng 207,5% vốn chủ sở hữu) – mặc dù giá trị tổng nợ vay giảm nhưng tỷ trọng trên vốn chủ sở hữu tăng do tốc độ giảm nợ vay thấp hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu.
Thêm nữa, cũng tại thời điểm 31/12/2023, nợ ngắn hạn của Công ty Đầu tư Thương mại SMC là 4.715,7 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn là 3.896,6 tỷ đồng. Như vậy, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 819,1 tỷ đồng.
Có thể thấy, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đang sử dụng 819,1 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn dưới 1 năm để tài trợ cho tài sản dài hạn với kỳ hạn trên 1 năm.
Sau bán tài sản ở Bình Dương, SMC tiếp tục bán thêm tài sản ở TP.HCM
Một diễn biến đáng lưu ý khác, Công ty Đầu tư Thương mại SMC vừa thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản gắn liền với đất tại SMC Tân Tạo 2 - Khu công nghiệp Tân Tạo với diện tích 9.096 m2, địa chỉ tại lô số 62-64, đường số 3, Khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM.
Trong đó, giá chuyển nhượng dự kiến 126 tỷ đồng (bao gồm cả thuế VAT).
Trước đó, trong tháng 11/2023, Công ty thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê, vật dụng, kiến trúc trên đất tại tại SMC Bình Dương - Khu công nghiệp Đồng An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương với diện tích 6.197 m2, giá trị bán dự kiến 49 tỷ đồng.
Được biết, trước khi liên tục có động thái bán tài sản, Công ty Đầu tư Thương mại SMC đã thông qua Nghị quyết để duy trì hoạt động của Công ty. Theo đó, Hội đồng quản trị Công ty thống nhất thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong toàn bộ hệ thống, tiết giảm tất cả các chi phí phát sinh.
Trong đó, giao trách nhiệm cho Tổng giám đốc chỉ đạo các phòng ban liên quan, các Công ty thành viên về việc triển khai kế hoạch thu hẹp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cắt giảm nhân sự.
Có thể thấy, việc bán tài sản có thể xem là hành động cụ thể sau chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí.

-
Chứng khoán SSI đặt mục tiêu lãi vượt 4.000 tỷ đồng -
Sonadezi Châu Đức lên kế hoạch đi ngang trong năm 2025 -
Sản lượng điện EVNGENCO3 (PGV) 2 tháng đầu năm tăng 4,7%, sẵn sàng cho cao điểm mùa khô -
Đông Hải Bến Tre muốn huỷ chào bán hơn 8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
FPT Telecom đặt mục tiêu lợi nhuận 4.200 tỷ đồng, chi đầu tư 3.840 tỷ đồng -
Chứng khoán VFS đặt mục tiêu lợi nhuận 175 tỷ đồng, sẵn sàng kết nối hệ thống KRX -
Quốc Cường Gia Lai và khả năng thu xếp vốn lấy lại Dự án Phước Kiển
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ
-
Stown Gateway ra mắt chính sách thanh toán 0 đồng đến khi nhận nhà
-
Yên Bình New Horizon bùng nổ giao dịch ngay tại dự án mỗi ngày
-
Công bố Top 10 ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025