-
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Văn phòng Quốc hội vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII. Theo đó, Kỳ họp thứ 6 dự kiến khai mạc vào ngày ngày 21/10/2013 và bế mạc vào ngày 26/11/2013.
Trong 30 ngày làm việc, Quốc hội sẽ thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến vào 13 dự án luật khác, thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xem xét kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước năm 2013; quyết định kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014...
Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2015 và phương hướng phát triển KTXH đến hết năm 2015; việc thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng |
“Chúng ta đã đi quá nửa chặng đường thực hiện kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2015, vì vậy cần phải có sơ kết, đánh giá xem đã làm được những gì, chưa làm được những gì, khó khăn vướng mắc do đâu, các biện pháp, giải pháp thế nào để thực hiện được các mục tiêu đã được Quốc hội đặt ra tại Nghị quyết 10/2011/QH13 về về Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011 - 2015”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu.
Theo Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, đánh giá 3 năm triển khai Nghị quyết 10/2011/QH13 là vấn đề rất hệ trọng, không chỉ ảnh hưởng, tác động đến kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2015 mà còn tác động, ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển KTXH giai đoạn 2016 - 2020, vì vậy, cần phải bố trí thêm thời gian để các đại biểu Quốc hội có thời gian thảo luận.
Việc sơ kết Nghị quyết 10/2011/QH13, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ông Phùng Quốc Hiển là vô cùng quan trọng, vì chỉ có sơ kết khách quan, khoa học, đầy đủ, toàn diện mới đưa ra được các giải pháp tiếp tục triển khai cho 2 năm tiếp theo.
“Cần phải sơ kết xem, sau 3 năm thực hiện, chúng ta có khả năng đạt được những mục tiêu nào, mục tiêu nào cần phải điều chỉnh, mục tiêu nào cần phải có thêm các giải pháp mới có thể thực hiện được, đặc biệt là các giải pháp liên quan đến phân bổ nguồn lực tài chính”, ông Hiển phát biểu.
Đồng tình với quan điềm phải sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2011 - 2015, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, ông Nguyễn Văn Giàu cho rằng, cần phải đánh giá khách quan mục tiêu mà Nghị quyết 10/2011/QH13 đặt ra là trong 2 - 3 năm đầu Kế hoạch, tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tăng trưởng ở mức hợp lý và tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Vẫn theo ông Giàu, cần phải đánh giá khách quan, toàn diện và đẩy đủ việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu mới đưa ra được các giải pháp hữu hiệu để thực hiện vì trên thực tế việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế chưa đạt được kế hoạch đặt ra.
Sơ kết Nghị quyết 10/2011/QH13 là vấn đề rất hệ trọng và phức tạp, đòi hỏi mất nhiều thời gian, vì thế, ông Giàu lo ngại, từ nay cho đến khi Khai mạc Kỳ họp thứ 6 chỉ còn khoảng 4 tháng nữa, nếu Chính phủ không chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương bắt tay ngay vào công việc sẽ không kịp hoặc báo cáo sơ kết sơ sài, không đủ số liệu, tư liệu để các đại biểu Quốc hội tham gia đóng góp ý kiến.
“Tôi đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm làm việc trực tiếp với Thường trực Chính phủ để bàn bạc cụ thể, chi tiết về vấn đề này. Bởi nếu để Văn phòng Quốc hội làm việc với Văn phòng Chính phủ để thống nhất nội dung sơ kết sau đó mới báo cáo lại với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cho ý kiến sẽ mất rất nhiều thời gian”, ông Giàu gợi ý.
Theo mục tiêu của Nghị quyết 10/2011/QH13, giai đoạn 2011 - 2015: GDP tăng bình quân 6,5% - 7%/năm; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 33,5% - 35% GDP; giảm dần nhập siêu từ năm 2012 và phấn đấu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015; bội chi ngân sách nhà nước đạt dưới 4,5% GDP vào năm 2015 (tính cả trái phiếu chính phủ); tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách không quá 22% - 23% GDP/năm.
Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 50% GDP, dư nợ quốc gia không quá 50% GDP; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5% - 7% vào năm 2015; thu nhập thực tế của dân cư đến năm 2015 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2010.
Mạnh Bôn
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024